- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gai, gai làm bánh, Gai tuyết - Boehmeria nivea (L.) Gaudich, thuộc họ Gai - Urticaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao 1,5 - 2m; gốc hoá gỗ. Rễ dạng củ, hình trụ thường cong queo, màu vàng chứa nhiều nhựa gôm. Cành màu nâu nhạt, có lông. Lá lớn, mọc so le, hình trái xoan dài 5 - 16, rộng 9,5 - 14cm, mép khía răng, mặt trên xanh, mặt dưới trắng bạc phủ lông mềm và mịn; lá kèm h́nh dải nhọn, thường rụng, cuống lá màu đo đỏ. Hoa đơn tính cùng gốc. Quả bế mang đài tồn tại.
Hoa tháng 5 - 8, quả tháng 8 - 11.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Boehmeriae, thường gọi là Trừ ma cân và lá - Folium Boehmeriae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Malaixia, Úc châu. Ở nước ta, Gai mọc hoang và thường đuợc trồng ở vùng trung du và đồng bằng để lấy sợi đan, dệt luới, làm giấy in bạc rất bền, lấy lá làm bánh gai, lấy củ làm thuốc. Trồng bằng đoạn thân rễ và cũng có thể ươm hạt. Trồng sau một năm đã có thể lấy sợi. Nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trên 10 năm. Ta thường lấy rễ làm thuốc, có thể thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ hay mùa thu. Đào rễ, rửa sạch đất cát, bỏ rễ con, thái mỏng hoặc để nguyên, rồi phơi hay sấy khô; có khi dùng tươi. Lá có thể thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học
Rễ Gai chứa acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic.
Tính vị, tác dụng
Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết. Acid chlorogenic trong rễ củ có tác dụng tăng cường hiệu lực của adrenalin làm thông tiểu tiện, kích thích sự bài tiết mật, nhưng lại có khả năng ức chế tác dụng của pepsin và trypsin; nó còn có tác dụng diệt nấm và chống vi trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa 1. Cảm cúm, sốt, sởi bị sốt cao; 2. Nhiễm trùng tiết niệu, viêm thận phù thũng; 3. Ho ra máu, đái ra máu, trĩ chảy máu; 4. Rong kinh động thai đe doạ sẩy thai. Dùng rễ 10 - 30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập bầm máu, đinh nhọt. Lá dùng ngoài trị vết thương chảy máu, sâu bọ đốt và rắn cắn. Giã rễ và lá tươi, hoặc lấy cây khô tán bột để đắp ngoài. Còn phối hợp với rễ cây Vông vang đắp chữa trĩ và nhọt mụt.
Đơn thuốc
Rong kinh, động thai đe doạ sẩy thai, sa dạ con. Rễ Gai 30g sắc uống trong vài ba ngày.
Phụ nữ có thai, phù thũng, đái đục, tê thấp đau mỏi, ỉa chảy kém ăn: Rễ Gai, Tỷ giải, đều 25g sắc uống.
Ho ra máu, đái ra máu, phù thũng khi có mang. Rễ Gai, rễ cỏ tranh mỗi vị 30g sắc uống.
Chữa các chứng lậu, đái buốt, đái dắt: Củ gai, Bông mã đề, mỗi vị 30g, Hành 3 nhánh, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Kim sương, thuốc trị cảm mạo
Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ
Cải bẹ: phá huyết tán kết
Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut.
Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản
Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.
Móng bò Hậu Giang, uống chữa đau bụng
Cây có vài thứ, riêng thứ baccacensis phân bố ở Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và bán đảo Malaixia. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá
Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng
Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống
Cốc đá: chế thuốc giảm sốt
Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp
Ô môi: chữa đau lưng nhức mỏi
Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.
Cang mai: chữa ho, cảm sốt
Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng
Lan kiếm: thuốc lợi tiểu
Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ phổi, trị ho.
Lài trâu ít hoa: thuốc trị đau bụng
Cây bụi nhỏ đến cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mặt trên bóng, mặt dưới có lông tơ.
Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ
Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.
Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ
Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt, Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.
Long tu, thuốc trị bỏng bỏng
Được sử dụng ở Vân Nam Trung Quốc làm thuốc trị bỏng bỏng lửa, tê liệt nửa người, bệnh mẩn ngứa
Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut
Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.
Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng
Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.
Quao nước: làm thuốc điều kinh
Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.
Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết
Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả
Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp
Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.
Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương
Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.
Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống
Cũng như Cỏ gấu, Cỏ gấu biển cũng có vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống. Ở Ân Độ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim
Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết
Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng
Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu
Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh
Lim: cây thuốc có độc
Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.