Đại hoàng: cây thông đại tiện

2017-11-05 04:06 PM

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại hoàng - Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae.

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài; phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3 - 7 thuỳ, có mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh.

Bộ phận dùng

Rễ và thân rễ - Radix et Rhizoma Rher, Thường gọi là Đại hoàng

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Trung Quốc, được nhập trồng ở vùng núi cao mát, ẩm. Trồng bằng gieo hạt. Sau 3 năm đã có thu hoạch. Đào cả cây vào tháng 8-10, cắt bỏ thân, chồi, rễ con, lấy củ; cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên hay bổ ra phơi khô. Có thể ủ cho mềm, thái lát mỏng, sấy nhẹ đến khô rồi tẩm rượu sao qua.

Thành phần hoá học

Có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau: Loại hoạt chất có tính chất thu liễm, là hợp chất có tanin (rheotanoglucosid) và loại hoạt chất có tác dụng tẩy là rheoanthraglucosid. Trong loại sau này có các chất chủ yếu sau: Rhein, emodin, chrysophanol, aloe-emodin và physcion.

Tính vị, tác dụng

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Làm thuốc tẩy, uống ít nhuận tràng, uống nhiều xổ; cũng dùng chứa bế kinh, vàng da. Ngày dùng 12 - 15g dạng bột. Thường dùng lợi tiêu hoá, trong các trường hợp kém ăn, với liều nhỏ. Ngày dùng 0,1 - 0,5g dạng bột.

Đơn thuốc

Chữa đau bụng, bí đại tiện, nôn mửa: Dùng Đại hoàng 7g, Cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống lúc đói.

Chữa bị thương ứ máu, viêm gan, tắc mật: Dùng Đại hoàng tẩm rượu sao, tán bột, uống mỗi lần 2 - 3g, ngày uống 3 - 4 lần.

Chữa sưng tấy, hắc lào: Mài Đại hoàng với rượu bôi, hoặc ngâm Đại hoàng 10g trong giấm (5ml), rượu (50ml) trong 10 ngày, dùng bôi lên vết hắc lào đã rửa sạch.

Ghi chú

Còn một số loài khác cũng được sử dụng như Rheum tanguticum Maxim. ex Balf. và R.officinale Baill.

Bài viết cùng chuyên mục

Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.

Bứa mọi: trị ỉa chảy

Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng

Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc

Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo

Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá

Duối: cây thuốc chữa phù thũng

Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy

Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi

Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng

Mật cật gai: chống lại vi trùng lao

Mật cật gai, hay còn gọi là rễ gai, là một loại cây thuộc họ Cau, được biết đến với nhiều tác dụng trong y học dân gian. Cây thường mọc ở các vùng rừng núi và có nhiều đặc điểm nhận dạng riêng biệt.

Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu

Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.

Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi

Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu

Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin

Bầu: cây thuốc giải nhiệt

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.

Cà nghét: làm thuốc tẩy xổ

Loài cây của Việt Nam và Thái Lan, mọc hoang ở rừng núi. Thu hái rễ quanh năm; thường dùng tươi.

Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản

Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn

Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.

Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng

Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.

Cà: chữa các chứng xuất huyết

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Nhả mận: dùng làm thuốc trị đái dắt

Dân gian dùng làm thuốc trị đái dắt, ỉa chảy và đau gan

Phật thủ: tác dụng hành khí chỉ thống kiện vị hoá đàm

Trong Phật thủ có tinh dầu và một ílavonoid, gọi là hesperidin, vỏ quả chứa tinh dầu, vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.

Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính

Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió

Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn

Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Lá lốt, thuốc trị phong hàn thấp

Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh