- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đào lộn hột, cây thuốc chữa chai chân
Đào lộn hột, cây thuốc chữa chai chân
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đào lộn hột, Điều - Anacardium occidentale L., thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae.
Mô tả
Cây to, cao 8 - 10m. Lá mọc so le, có phiến lá hình trứng ngược, dai, nhẵn; cuống mập. Cụm hoa là chùm ngù phân nhánh nhiền ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, điểm nâu đỏ. Quả dạng quả hạch, hình thận cứng, nằm ở trên một cuống quả phình to hình quả lê (thường quen gọi là quả), khi chín có màu vàng hoặc đỏ. Hạt có vỏ mỏng, nhân hạt chứa dầu béo.
Cây có hoa tháng 12 - 3 và có quả tháng 3 - 6.
Bộ phận dùng
Cuống quả, quả, vỏ cây, lá và rễ - pedunculus, Fructus, Cortex, Folium et Radix Anacardii Occidentalis.
Nơi sống và thu hái
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới (Đông bắc Brazin), được nhập vào trồng ở các tỉnh phía Nam nước ta.
Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Cuống quả chứa nhiều vitamin và nhiều muối khoáng. Vỏ quả thực chứa một chất nhựa dầu màu vàng trong đó có acid anacardic và một phenol là cardol; dịch vỏ quả còn chá kajidin (acid ellagic). Hạt chứa dầu. Vỏ lụa của hạt chứa các chất béo, một lượng nhỏ cardol và acid anacardic. Vỏ cây chứa tanin catechic. Chất gôm chiết từ cây chứa arabin, dextrin.
Tính vị, tác dụng
Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát; nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy. Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa. Rễ làm xổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cuống quả mà ta quen gọi là quả Điều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức, dùng uống trị nôn mửa, viêm họng. Ở châu Phi, người ta dùng những cuống quả đã chín rải quanh các hồ chứa nước, nơi có nhiều các loài muỗi anophen phát triển mạnh để tiêu diệt chúng. Quả thật đốt tồn tính tán bột uống dùng trị ỉa chảy. Chất gôm được chiết bằng ete từ vỏ cứng của quả dùng trị cùi, trị da bị chai cứng ở chân (mắt cá), trị các nốt ruồi, các vết loét ghẻ khuyết. Hạt được dùng thay hạnh nhân. Vỏ cây dùng trị ỉa chảy cấp tính, chống táo kết, làm nước súc miệng trị lở mồm miệng và uống trị cổ họng sưng đau. Chất gôm tiết ra từ cây dùng trị cùi. Lá non dùng làm thuốc an thần, gây ngủ; lá già chữa ghẻ và các vết thương. Rễ dùng làm thuốc xổ.
Cách dùng
Vỏ ngoài của quả thường được dùng dưới dạng cồn thuốc (1/10) uống trong với liều 2 - 10 giọt để trục giun sán. Lá cây già phơi khô, dùng tán bột rắc. Lá non sắc uống, ngày dùng 20 - 30 g. Vỏ cây dùng tươi sắc uống, ngày dùng 8 - 16g.
Bài viết cùng chuyên mục
Cải củ: long đờm trừ viêm
Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.
Ngõa vi gân mờ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm hầu họng.
Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp
Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.
Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc
Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.
Đơn trà: cây thuốc
Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.
Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức
Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.
Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da
Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài
Nghệ trắng: hành khí giải uất
Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.
Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc
Nhân trần hoa đầu: thường dùng chữa viêm gan do virus
Ta thường dùng chữa viêm gan do virus, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi sinh.
Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.
Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt
Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.
Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng
Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn
Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt
Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.
Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai
Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.
Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp
Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân
Giác đế, cây thuốc giải độc trừ ban đậu sởi
Rễ có màu đen, thịt màu vàng, nhưng khi ra ngoài không khí lại có màu đen, Dân gian dùng nó làm thuốc giải độc trừ ban trái, đậu sởi
Mè đất rìa, khư phong tán hàn
Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương
Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da
Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.
Kim điệp, cây thuốc
Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Nghệ an qua Kontum, Lâm đồng cho tới vùng đồng bằng sông Cửu long. Thu hái cũng như Thạch hộc
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt
Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta
Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng
Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.