Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ

2017-11-15 10:12 PM
Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hồng anh - Papaver rhoeas L., thuộc họ Thuốc phiện - Papaveraceae.

Mô tả

Cây thảo cao khoảng 60cm, có lông và có mủ trắng. Thân mọc thẳng, phân nhánh. Lá mọc đối không có lá kèm; các lá ở đoạn giữa thân không ôm thân và chia thuỳ nhọn nhiều hay ít. Hoa to, đơn độc trên cuống dài; đài mau rụng, cánh hoa 4 - 5, màu đỏ tươi (Cũng có thể có màu hồng, trắng do trồng trọt); nhiều nhị; có 7 - 12 đầu nhuỵ. Quả nang ngắn, hình xoan ngược, gần hình cầu, gần như nhẵn.

Bộ phận dùng

Toàn cây, nhất là hoa, quả và hạt - Herba Papaveris.

Nơi sống và thu hái

Cây của Bắc Mỹ, được trồng rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Ta có nhập trồng ở Đà Lạt và cả ở Hà Nội trước đây để lấy hoa.

Thành phần hóa học

Các bộ phận khác nhau của cây chứa các alcaloid như rhoeadin, morphin, paramorphin, narcotin. Hoa chứa 0,031% rhoeadin. Cánh hoa và vỏ quả chứa 0,06% rhoeadin và một base khác tương đương với porphyroxine meconidin của thuốc phiện.

Tính vị, tác dụng

Cây có tính làm dịu và chống ho. Dịch quả dùng như chất làm dịu.

Lá và hạt bổ. Cánh hoa làm ra mồ hôi và làm dịu. Nói chung, Hồng anh gây say nhẹ, làm dịu ho, chống co thắt, làm mềm dịu, làm ra mồ hồi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ; ho có co cứng (ho gà, hen); viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban. Dùng ngoài chữa viêm họng; viêm mí mắt.

Người ta thường dùng thuốc hãm Hoa khô hay cao mềm. Dùng ngoài làm thành bột đắp.

Ở Tuynidi, cây khô nghiền thành bột dùng uống trong trường hợp chảy máu cam.

Ở Ân Độ, lá và hạt dùng trị sốt thấp.

Bài viết cùng chuyên mục

Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da

Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da

Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt

Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.

Mùi tàu: tiêu thức ăn giải độc chất tanh

Mùi tàu, hay còn gọi là rau mùi tàu, ngò tàu, ngò gai, với tên khoa học Eryngium foetidum L., là một loại cây thảo mộc thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).

Bàng bí: cây thuốc bổ

Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.

Bông ổi, hạ sốt tiêu độc

Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt

Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản

Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn

Muồng hai nang, kích thích làm thức

Dân gian dùng hạt khô để sống sắc uống thì kích thích, làm thức nhiều. Nếu rang đen, đâm ra đổ nước sôi vào lọc, uống thì an thần gây ngủ như vị Táo nhân

Bung lai, thanh thử tiêu thực

Tính vị, tác dụng Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm

Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần

Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày

Bướm bạc Rehder: làm thuốc lợi tiểu và trị hen

Loài chỉ mọc ở trong rừng các tỉnh phía Bắc của nước ta, còn phân bố ở Campuchia, lá giã ra trị sốt, hoa được sử dụng ở Campuchia làm thuốc lợi tiểu.

Quế Bon: dùng trị cảm lạnh

Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.

Quyển trục thảo: cây thuốc trị đau đầu

Cây dùng làm cỏ chăn nuôi tốt, Ở đảo Phú quý, gần Nha Trang, cây được dùng làm thuốc trị đau đầu; người ta đem sao lên và nấu nước uống mỗi lần một chén

Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng

Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn, còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh

Đuôi công hoa trắng, cây thuốc khu phong trừ thấp

Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt

Muống biển: trừ thấp tiêu viêm

Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon.

Lức dây, có tác dụng hạ nhiệt

Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola

Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.

Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng

Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu

Đại trắng, cây thuốc xổ

Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ

Loài của Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Philippin, Tân Ghinê và Việt Nam, Ở nước ta, có gặp ở Quảng Ninh và các tỉnh Tây nguyên

Bìm bìm trắng: điều trị các vết thương rắn cắn

Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập vào các xứ nhiệt đới trồng là m cây cảnh. Thường trồng trong một số vườn và có khi gặp phát tán hoang dại. Hoa nở về đêm.

Mao quả: cây thuốc uống sau khi sinh

Mao quả, ngẩng chày là một loại cây thuộc họ Na, có quả đặc trưng với nhiều ngấn. Cây được sử dụng trong y học dân gian với nhiều công dụng khác nhau.

Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá

Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Bèo tấm: giải cảm sốt

Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.