Nữ lang: cây thuốc chữa hysteria động kinh

2018-06-14 09:40 PM
Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nữ lang - Valeriana hardwickii Wall., thuộc họ Nữ lang - Valerianaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 1 - 1,5m, có thân nhẵn, có lông ở các mắt và có khi ở gốc, có rãnh ngoằn ngoèo. Lá ở gốc biến mất trước khi ra quả; lá ở thân kép lông chim có 3 - 5 lá chét, dài 1 - 6cm, rộng 0,5 -  3cm, không cuống, nguyên hay có răng, thót dài ở chóp, cái tận cùng lớn hơn. Hoa trắng thành xim dạng ngù ở ngọn rất rộng. Quả bế đẹp, dài 1,8 - 2mm, rộng 0,8 - 1mm, với một mặt lồi, có 3 cạnh dạng sợi, mặt kia ráp với một cạnh nhẵn; đài đồng trưởng, có răng phát triển thành 10 tơ dạng lông; dài 4 - 5mm, có râu nhỏ.

Hoa và quả tháng 10 - 2 (3), có khi gặp hoa vào tháng 5 - 7.

Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Valerianae. Thân rễ dài 5cm, rộng 6 - 12mm, màu nâu, có vạch ngang và phủ những u lồi, dạng cung, có khi còn dính cả rễ con.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc. Cây thường mọc ở vùng núi cao, trên đá dựa suối ở Lào Cai (Sapa) và Lâm Đồng (Đà Lạt).

Thành phần hoá học

Trong thân rễ có tinh dầu; cũng có những nét giống với tinh dầu Hiệt thảo - Valeriana officinalis L. và các chế phẩm của cây này cũng có mùi thơm đặc trưng như Valerian.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng kích thích mạnh, lợi trung tiện, sát trùng.

Người ta cho là có thể so sánh với loài Hiệt thảo - Valeriana offcinalis L., có tác dụng dưỡng tâm an thần, hoạt huyết thông kinh, lý khí chỉ thống.

Công dụng

Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa: hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến, chứng loạn thần kinh chức năng.

Người ta cũng dùng làm hương liệu.

Bài viết cùng chuyên mục

Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.

Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho

Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm

Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt

Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.

Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét

Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.

Hoàng nàn: cây thuốc trừ phong hàn

Vị rất đắng, tính ấm, rất độc, có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau, Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.

Cải xanh: rau lợi tiểu

Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp

Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ

Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.

Cầy: chữa no hơi đầy bụng

Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.

Quế Bon: dùng trị cảm lạnh

Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.

Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu

Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon

Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan

Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.

Cách: cây thuốc trị phù do gan

Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.

Ớt tím: chữa đau bụng lạnh dạ tiêu hóa không bình thường

Quả chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường, rễ dùng trị tử cung xuất huyết theo công năng, dùng ngoài trị nẻ da đông sang

Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương

Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương

Mua bà: trị ỉa chảy

Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.

Mộc: dùng làm thuốc trị đau răng

Hoa cũng có thể dùng nấu với dầu vừng làm một loại mỹ phẩm thơm cho tóc. Vỏ cũng dùng nấu nước uống để làm cho sáng mắt và tăng sắc đẹp.

Cà trời: hạt để trị đau răng

Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái

Hợp hoan: cây thuốc chữa tâm thần không yên

Thường dùng chữa tâm thần không yên, sầu muộn mất ngủ, ghi chú vỏ cây này gọi là Hợp hoan bì cũng được sử dụng như vỏ cây Bồ kết tây.

Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt

Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt

Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm

Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.

Nghể bào: trị rắn độc cắn

Lá có phiến xoan thon, dài 5 đến 8cm, rộng 3 đến 5cm, gốc tròn rồi từ từ hẹp trên cuống, chóp nhọn, có lông mịn, mép có rìa lông.

Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận

Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Máu chó: thuốc chữa ghẻ

Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.

Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết

Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.

Giẻ có cuống, cây thuốc chữa tê thấp

Có một thứ có rễ được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc chữa tê thấp, mụn nhọt và sốt như các loại giẻ khác