- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa
Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khoai sọ, Khoai môn - Colocasia antiquorum Schott (C. esculenta Schott, var. antiquorum (Schott) Hubb.), thuộc họ Ráy - Araceae.
Mô tả
Cây thảo, có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1 - 2 - 3 thành nhiều củ con sít nhau. Lá hình khiên, dài tới 20 - 50cm, gốc hình tim, cuống lá mập, bẹ ôm thân, mọc đứng, dài tới 1 - 2cm. Mo có màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục nhạt, ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài. Trục hoa ngắn hơn mo, có 4 phần, phần hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nửa là phần hoa đực dài gấp đôi phần hoa cái, cuối cùng là phần không sinh sản, nhọn mũi. Hoa không có bao hoa; hoa đực có nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. Quả mọng, hạt có nội nhũ.
Bộ phận dùng
Củ và lá - Rhizoma et Folium Colocasiae Antiquori.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc dại và cũng được trồng ở nông thôn để lấy củ ăn. Người ta đã tạo được nhiều giống địa phương, giống Mống hương, cây nhỏ, trồng ở đồng màu, ruột củ màu phớt vàng hay hồng, ăn ngon, giống Mống riềng, năng suất cao nhưng ăn ngứa; giống Khoai đốm, cây cao, có thể trồng trên cạn hay dưới nước, củ ăn rất ngứa. Nói chung, Khoai sọ trồng ở ruộng không thoát nước thường ngứa. Thường được trồng vào tháng 11 - 12, thu hoạch vào tháng 7 ở Bắc bộ. Có thể trồng Khoai sọ ở nhiều loại đất.
Thành phần hoá học
Trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa nước 60g, protid 1,8, lipid 0,1, glucid 26,5, cellulose 1,2, tro 1,4 và 64mg calcium, 75mg phosphor, 1,5mg sắt, 0,02mg caroten, 0,06mg vitamin B1, 0,03mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP, 4mg vitamin C. Trong 100g củ Khoai sọ khô có 15g nước, 3,1g protid, 2,2g lipid, 73g glucid, 3,1g cellulose, 3,6g chất khoáng toàn phần.
Tính vị, tác dụng
Củ Khoai sọ mọc dại thường có màu tím, ăn thì phá khí, không bổ. Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, hạ khí đầy, bổ hư tổn. Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa.
Công dụng
Củ dùng ăn chữa được hư lao yếu sức. Ta thường luộc để ăn chống đói, nấu canh với rau Rút, cua đồng hoặc nấu với cá quả, cá diếc. Dùng ngoài chữa phong ngứa, mụn mủ. Lá sắc uống dùng chữa phụ nữ có mang tâm phiền mê man, thai động không yên. Liều dùng 20 - 30g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài giã lá tươi đắp chữa rắn cắn, ong đốt hay mụn nhọt. Ngoài ra, dọc lá có thể muối dưa ăn hay làm thức ăn xanh cho lợn.
Đơn thuốc
Chữa trên mình nổi phong ngứa: Nấu củ Khoai sọ lấy nước tắm rửa.
Chữa trẻ em đầu bị mò, lở chảy mủ nước, dùng củ Khoai sọ to giã nhỏ đắp vào.
Bài viết cùng chuyên mục
Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày
Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn
Bùng chè: chữa viêm phế quản
Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi.
Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài
Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.
Chuối con chông (cầy giông): cây thuốc
Thịt quả màu vàng sáng, ăn được, các loài cầy giông chông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị, người ta gọi nó như trên
Cẩm cù: khư phong trừ thấp
Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.
Cáp hàng rào: làm thuốc điều hoà kinh nguyệt
Ở Ân Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt, chuyển hoá tăng trương lực và dùng trị các bệnh ngoài da
Lấu lông hoe: thuốc chữa phong thấp
Được dùng trị đòn ngã phong thấp, mụn nhọt, rắn cắn, khuẩn lỵ, viêm ruột, lạc huyết, trĩ nội xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, ăn uống không tiêu.
Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai
Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.
Muồng lá ngắn, cây thuốc
Loài phân bố ở Đông Nam Á châu. Có ở Trung Quốc, Ân Độ, Mianma, khá phổ biến ở các nước Đông dương. Thường gặp trong các savan và rừng thưa
Bàng bí: cây thuốc bổ
Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.
Lục lạc năm lá, trị rắn cắn và bò cạp đốt
Loài được biết từ Ân Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam tới tận Philippin và Tân Ghi Nê. Cây mọc ở đất hoang, rừng thưa nơi ẩm trên đất cát sét
Mắc mát: chữa đau bụng ỉa chảy
Mắc mát, lạc tiên là một loại cây dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Loài cây này nổi tiếng với những bông hoa đẹp mắt và quả ăn được.
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Cải trời, thanh can hoả
Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng
Ốc tử: dùng làm thuốc kích thích
Chùm hay chùy có lông dày, hoa to, vàng tươi; lá đài 5, có lông, cánh hoa dài đến 6cm; nhị xếp 5 vòng; bầu 1 ô, 5 giá noãn bên
Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh
Lấu Poilane: cây thuốc
Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.
Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát
Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.
Đông quỳ: cây thuốc chữa bí đại tiểu tiện
Hạt dùng chữa trị đại tiện bí, trệ thai, sỏi đường tiết niệu, Cây lá dùng chữa nạn sản, viêm nhiễm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho.
Địa liền, cây thuốc trị ăn không tiêu
Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện
Nấm bọc, tác dụng thanh phế
Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8
Bách hợp: cây thuốc chữa ho
Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.
Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm
Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm
Lôi, chữa bệnh lậu
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà
Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu
Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.