Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu

2018-05-10 05:04 PM
Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Câu đằng lá to, Dây móc câu, Vuốt lá to, Dây gai mấu - Uncaria macrophylla Wall. ex Roxb., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ leo hay trườn dài 12 - 15m; cành không lông, lóng dài 10cm. Lá có phiến xoan rộng, to, dài đến 10 - 16cm, rộng 6 - 12cm, không lông, mặt trên nhẵn, mặt dưới có gân lồi; cuống 6 - 8mm; lá kèm hình tam giác thấp. Hoa tập hợp thành đầu trên cuống thẳng, có lông, to 35mm lúc hoa nở; hoa cao 15mm, dài 8mm; cánh hoa 3mm, mặt trên không lông; bao phấn trắng, cao 1,5mm.

Ra hoa tháng 6 - 7, có quả tháng 10 - 11.

Bộ phận dùng

Đoạn cành có gai móc câu - Ramulus Uncariae cum Uncis, thường dùng với tên Câu đằng.

Nơi sống và thu hái

Mọc hoang ở miền núi các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn qua Ninh Bình cho đến tận Kon Tum (Sa Thầy). Người ta cũng thu hái các đoạn cành có móc rồi phơi nắng hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Hoạt chất chính là Rhynchophyllin, isorhynchophyllin.

Tính vị, tác dụng

Câu đằng lá to có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, định kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi. Cũng dùng chữa huyết áp cao. Hoa và lá dùng uống thay chè.

Bài viết cùng chuyên mục

Bạch truật: cây thuốc bổ

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.

Nghệ điểm: chữa rắn cắn

Nghệ điểm, nghệ bột (Polygonum lapathifolium L.) là một loài cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven sông, hồ hoặc các khu vực có độ ẩm cao.

Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp

Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m

Lục lạc: bổ can thận

Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ

Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu

Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp

Lộc mại: chữa viêm khớp

Lá non nấu canh ăn được, Lá giã nát, thêm muối và nước vo gạo, nướng nóng đem bọc chữa quai bị, thấp khớp. Ở Java, lá thường dùng làm bột đắp.

Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực

Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư

Nghể thường: chữa đau ruột

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi

Lan cò răng: thuốc trị viêm tinh hoàn

Ở Trung Quốc, rễ củ được dùng trị viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn trứng, bệnh hậu thể hư, ho nhiều đờm.

Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan

Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ

Chuối rẻ quạt: tán thành bột đem trộn với sữa

Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis Gmel) là một loài cây cảnh độc đáo, có nguồn gốc từ Madagascar.

Móng bò Champion: hoạt huyết

Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích

Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Đước xanh, cây thuốc trị đái tháo đường

Thường dùng để nhuộm lưới và thuộc da, Vỏ được dùng làm thuốc cầm máu và trị ỉa chảy. Ở Ân Độ, được dùng trong điều trị bệnh đái đường

Cào cào: thuốc sắc uống để điều kinh

Cây mọc trên đất ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai Sapa, Quảng Ninh Kế Bào và Lâm Đồng.

Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét

Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Mộc nhĩ trắng, có tác dụng bổ chung

Nên thu hái vào sáng sớm, chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm. Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô

Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn

Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc

Lan kiếm: thuốc lợi tiểu

Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ phổi, trị ho.

Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn

Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan