Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận

2017-11-10 12:24 PM

Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đỗ trọng - Eucommia ulmoides Oliv, thuộc họ Đỗ trọng - Eucommiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây to cao 10 m hay hon. vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, vỏ màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như to nối giữa các mảnh vở. Lá mọc so le, hình trứng rộng, dài 6 - 8cm, rộng 3 - 7,5cm, màu lục bóng, mép khía răng. Lá cũng có gôm tựa gutta percha như ở vỏ. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5 - 10 cái ở nách lá. Quả hình thoi dẹt, màu nâu.

Hoa tháng 3 - 5; quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Vỏ cây - Cortex Eucommiae, thường gọi là Đỗ trọng Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc mọc hoang ở vùng lạnh và cũng được trồng nhiều. Ta nhập giống vào trồng năm 1958, đến năm 1960, việc trồng thử ở Sapa đạt kết quả tốt. Ta đã nhân giống và trồng ở một số noi khác ở Vĩnh Phú. Lai Châu, Thanh Hoá, Gia Lai, Lâm Đồng thì nhận thấy cây sinh trưởng tốt ở vùng núi cao trên 1000m. Trồng 10 năm, cây chu vi 50 - 60cm mới thu hoạch được vỏ tốt. Có thể thu vỏ vào mùa xuân bằng cách bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra, đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6 - 7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hay sấy khô. Cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng.

Thành phần hoá học

Vỏ cây chứa gutta-pereha, còn có pino-resinol-diglucosid, geniposid, acid geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin chất béo, tinh dầu và muối vô cơ. Có tài liệu cho rằng thành phần chính là Eucommin (Olivil), genipin, acid hữu cơ, vitamin C.

Tính vị, tác dụng

Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ Đỗ trọng dùng trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, cao huyết áp, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi đái đêm, bại liệt. Ngày dùng 12 - 20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng rượu thuốc hoặc hoàn tán. Khi dùng có thể tẩm muối sao.

Đơn thuốc

Hải thượng Lãn Ông đã sử dụng một số đơn thuốc có Đỗ trọng.

Chữa đau vùng thắt lưng: Đỗ trọng, hạt Quít mỗi vị đều 80g, sao, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc dùng Tỳ giải, Địa cốt bì sắc cách thuỷ với rượu, uống thường ngày.

Chữa ra mồ hôi trộm: Đỗ trọng, Mẫu lệ đều bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa.

Chữa các chứng trẻ em thuộc hư hàn và bẩm sinh ốm yếu, kinh giản, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói, chậm đi: Đỗ trọng 4g, Thục địa 4g, Sơn dược 4g, Sơn thù 4g, Phục linh 4g, Ngưu tất 4g, Mẫu đơn 3g, Ngũ vị 2g, Trạch tả 3g, Phụ tử chế 1,2g, Nhục quế 0,8g, sắc uống.

Lương y Lê Trần Đức giới thiệu vài đơn thuốc:

Chữa phụ nữ sẩy thai quen lệ (uống dự phòng khi thai được 2 - 3 tháng): Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Dương quy, Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, sắc uống.

2. Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn, Đương quy, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn, Hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15-20g, chia làm 2 lần. Hoặc dùng Đỗ trọng 16g, Tỳ giải 16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, rễ Gốc hạc 12g, Thỏ ty từ 12g, rễ Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 16g, Củ mài 25g, Sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau

Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng

Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính.

Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu

Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau

Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa

Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới.

Nắm cơm, khư phong tán hàn

Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc

Chân danh nam: làm thuốc khai vị

Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày

Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh

Ô liu khác gốc: có tác dụng giải nhiệt

Loài của Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Hà Nội, Thanh Hoá, Bình Định và Lâm Đồng ở độ cao 40m trở lên đến 2100m.

Lanh: thuốc chữa ngoài da

Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.

Lưỡi mèo tai chuột, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc phổ biến ở các miền núi trung du và đồng bằng khắp nước ta, thường bám trên các cây gỗ hay bất kỳ cây gì có bề mặt ẩm ướt, trên các vách đá

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc

Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.

Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương

Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.

Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.

Mộc nhĩ lông, tác dụng nhuận tràng

Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên thân gỗ mục trong rừng. Nấm mọc quanh năm, nhiều nhất là sau khi mưa và nơi ẩm. Có thể gây trồng làm thực phẩm trên các loại cây mồi như So đũa

Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật

Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu

Mít: làm săn da

Mít là một loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng với quả to, thịt ngọt và thơm. Ngoài giá trị kinh tế, mít còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh.

Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu

Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu

Ngải giun, tác dụng trị giun

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa

Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi

Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận

Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp

Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.

Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa

Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa

Cỏ chông: làm thuốc lợi tiểu

Hoa đầu cái to đến 30cm, bông nhỏ 2 hoa; hoa dưới lép, hoa trên cái hay lưỡng tính, quả thóc mang vòi nhụy dài, ngoài có mày hoa bao bọc