Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

2017-11-12 02:00 PM
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giềng giềng, Cây lâm vố - Butea monosperma (Lam.) Taub., (B. frondosa Roxb. ex Willd) thuộc họ Đậu -Fabaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao 8 - 10m, có thân vặn và cành không đều. Lá to, kép lông chim lẻ; lá chét 10 - 20cm, không giống nhau. Lá chét cuối hình thoi-mắt chim, các lá chét bên không cân, hình trái xoan hay trái xoan ngược, tù, mặt dưới có nhiều lông mềm, dày đặc. Hoa màu da cam sáng chói, cong, có lông mềm, xếp thành chuỳ dài. Quả thuôn, tù ở hai đầu, hơi có lông mềm màu trắng, có vân mạng, mép quả dày. Hạt màu đỏ, hình bầu dục rộng, nhẵn và phẳng.

Hoa tháng 6-10.

Bộ phận dùng

Nhựa, hạt và vỏ - Resina, Semen et Cortex Buleae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanka, các nước Đông Dương đến Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở những chỗ trống vùng đồng bằng và trong các savan, trên đất sét cát ở độ cao tới 1500m, từ Quảng Trị đến Đồng Nai. Có khi trồng vì cụm hoa đẹp.

Thành phần hoá học

Nhựa chích từ cây gồm gần phân nửa là gôm. Từ gôm cây đã tách được leucocynictin; còn có pyrocatechin, acid kinotannic và gôm. Lá và hoa đều chứa glucosid. Trong hạt có 3 alcaloid độc đối với giun đất; hạt chứa 18,97% một chất dầu màu vàng; hạt tươi chứa các men proteolytic và lipolytic. Hoa chứa 1,5% glucosid butrin 0,3% butein, 0,04% butin, 0,02% một glucosid và một heterosid.

Tính vị, tác dụng

Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp. Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun. Lá se, bổ. Hoa se, lợi tiểu, lọc máu và kích dục. Vỏ và hạt trị nọc độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ân Độ, hạt dùng thay thế santonin để trục giun. Gôm nhựa cây được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ. Vỏ cây và hạt dùng trị rắn độc.

Ở Campuchia, nhựa cây được dùng trị ỉa chảy của trẻ em và người lớn. Cũng dùng để băng bó các vết thương và vết loét bằng cách phối hợp với nhựa Dầu mè (Jatropha curcas) để tạo thành bột đắp lên vết thương và các mụn nhọt và viêm hạch. Người ta dùng lá Sa nhân (Amomum zerumbet) và giã ra với tỷ lệ 8 phần lá cây, 2 phần muối ăn và 1 phần nhựa Giềng giềng.

Bài viết cùng chuyên mục

Môn đốm: thanh nhiệt tiêu thũng

Ở Trung Quốc, người ta dùng củ để trị: miệng lệch, tứ chi đau nhức, kinh phong trẻ em, đau đầu chóng mặt, nguời già ho khan, trẻ em ho gió, sốt cao ngất lịm, phổi sưng sinh ho.

Muồng nhiều hoa: dùng trị cảm mạo

Muồng nhiều hoa, với tên khoa học Cassia fistula L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường được trồng làm cảnh và cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Chuồn chuồn (cây): sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh

Nước hãm thân cây mang lá được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng

Gõ mật, cây thuốc trị ỉa chảy và lỵ

Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá, Quả dùng ăn với trầu, Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ

Cây se: làm liền sẹo

Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp

Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn

Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.

Ga: cây thuốc trị lỵ

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, vỏ được dùng sắc uống trị lỵ, Cũng được dùng chữa bệnh cho gia súc.

Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó

Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó

Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu

Hoa tím khiêm, cây thuốc nung bạt độc

Được dùng chữa dịch hạch, tràng nhạc, cắn, ghẻ lở, viêm kết mạc, Cũng dùng cho người ốm lao lực nhiều

Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ

Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn

Ngô thù du lá xoan: dùng trị đau dạ dày

Ở Trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió

Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn

Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá

Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng

Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.

Gừa: cây thuốc trị cảm mạo

Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.

Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi

Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Mỏ chim, có thể gây sẩy thai

Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài

Ngải giun, tác dụng trị giun

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa

Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ

Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn

Ma hoàng, chữa cảm mạo ho

Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù, Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5, 10g dạng thuốc sắc