Ngấy tía: dùng trị thổ huyết

2018-04-27 11:53 PM

Cây có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng tán ứ, chỉ thống, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngấy tía, Ngấy lá nhỏ, Tu lúi - Rubus parvifolius L. (R. triphyllus Thunb.) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Mô tả

Cây bụi trườn, phân nhánh nhiều, nhánh mảnh; có lông và gai cong. Lá mọc so le, thường gồm 3 lá chét; lá chét tương đối nhỏ, mặt trên không lông hay phủ lông thưa, mặt dưới đầy lông trắng nhạt hoặc xám nhạt. Lá chét cuối có thuỳ; lá kèm hẹp, cao 3 - 5mm. Ngù hoa ở ngọn, cao 4 - 5cm; hoa hồng, rộng cỡ 1cm, đài đầy lông, có gai nhỏ, cánh hoa cao 5mm, nhị nhiều; lá noãn cỡ 30. Quả hình bán cầu, màu đỏ, vị chua ngọt, ăn ngon.

Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 8.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Rubi Parvifolii. Thường gọi là Mao môi.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Cây mọc rải rác ở nhiều nơi ở bình nguyên, cao nguyên Bắc Bộ từ Cao Bằng tới Ninh Bình, Thanh Hoá. Thu hái toàn cây vào hè - thu (cả thân và lá), phơi khô hoặc dùng tươi, rễ thu hoạch vào mùa thu, mùa đông, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học

Lá chứa tanin, thân dây chứa ceton các loại, tanin.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng tán ứ, chỉ thống, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.

Công dụng

Quả ăn được, có vị ngon (Cao Bằng).

Cây dùng trị thổ huyết, đòn ngã, dao chém bị thương, phụ nữ có mang đau bụng, lỵ, trĩ, mụn ghẻ. Cành lá sắc nước rửa viêm da, thấp chẩn, giã nát đắp mụn nhọt độc.

Rễ dùng trị: 1. Cảm mạo, sốt cao, sưng hầu họng; 2. Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, gan lách sưng to; 3. Khái huyết, thổ huyết; 4. Thận viêm thủy thũng, viêm nhiễm đường tiết niệu; 5. Đòn ngã ứ đau, phong thấp đau xương. Dùng rễ khô 15 - 30g, sắc nước uống. Rễ dùng ngâm rượu có công hiệu dưỡng cân hoạt huyết, tiêu sưng thũng.

Hoa vắt lấy nước bôi mặt trị tàn nhang, cành lá sắc lấy nước rửa trĩ rò, lá giã đắp mụn nhọt.

Đơn thuốc

Thấp khớp: Ngấy tía 30g, Cúc chỉ thiên 15g, Hy thiêm 10g, sắc nước uống.

Gan lách to: Ngấy tía 30g, Thóc lép (Desmodium pulchellum) 30g, sắc nước uống.

Viêm đường tiết niệu: Ngấy tía, Rau má lông, Kim tiền thảo, mỗi vị 30g, sắc uống.

Chữa ho ra máu, thổ huyết và bị thương sưng đau: Dùng Ngấy tía, Thiên thảo, Cây cứt lợn, Thanh thiên, Mạch môn, mỗi vị 20g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết

Đậu xanh, cây thuốc chữa ôn nhiệt

Vỏ Đậu xanh sắc uống chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật, Thường phối hợp với các vị thuốc khác

Nga trưởng: uống trị sốt

Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.

Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut

Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Bạc thau: cây thuốc chữa bí tiểu

Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc.

Nhài nhăn: trị viêm khớp xương do phong thấp

Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp

Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.

Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp

Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp

Bên bai: chữa huyết áp cao

Lá thuôn, thuôn ngọn giáo, nhọn mũi hay hơi có đuôi và tù ở đầu, nhọn ở gốc, bóng loáng ở mặt trên; cuống dài 1,5cm. Hoa trắng, rất thơm, thành xim ở ngọn dạng ngù.

Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp

Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô

Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo

Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.

Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ

Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta

Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu

Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống

Nhân trần Trung Quốc: chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật

Dùng chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật như vàng da đái ít, viêm gan truyền nhiễm thể hoàng đản; còn dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa.

Nghể hình sợi lông ngắn: kháng khuẩn tiêu viêm

Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của Kim tuyến thảo lông ngắn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong cây có chứa các hợp chất phenolic, flavonoid.

Mật cật gai: chống lại vi trùng lao

Mật cật gai, hay còn gọi là rễ gai, là một loại cây thuộc họ Cau, được biết đến với nhiều tác dụng trong y học dân gian. Cây thường mọc ở các vùng rừng núi và có nhiều đặc điểm nhận dạng riêng biệt.

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Mướp đắng: làm thuốc bổ máu

Mướp đắng, khổ qua, lương qua, với tên khoa học Momordica charantia L. là một loại cây thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm

Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân

Cà dại quả đỏ: trị viêm phế quản mạn tính

Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.

Bạc thau đá, cây thuốc trị ho

Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông

Muỗm: dùng chữa đau răng

Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.

Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp

Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi

Mua tép có mào, tác dụng kháng nham

Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng