- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường
Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.
Mô tả
Cây sống nhiều năm, leo cao nhờ tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3 - 5 thuỳ sâu. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng. Hoa cái có lá bắc nhỏ. Quả to, có nhiều gai, khi chín có màu gạch đến đỏ thẫm; hạt dẹt cứng, màu đen. Người ta còn dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít) kích thước của quả (to hay nhỏ) gai quả (mau hay thưa) màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng gạch), đầu béo (ít hay nhiều), số lượng hạt (nhiều hay ít) để chia ra Gấc tẻ (hay gấc Giun) và Gấc nếp (hay Gấc gạch).
Mùa hoa tháng 6 - 8, mùa quả tháng 8 - 11.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Momordicae, thường gọi là Mộc miết tử. Dầu Gấc ép từ màng đỏ bao xung quanh hạt đã phơi hay sấy khô cũng thường đuợc dùng.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Ân Độ - Malaixia, thường được trồng nhiều để lấy quả đồ xôi. Cây ưa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn, ẩm mát. Trồng bằng hạt hoặc bằngđoạn dây bánh tẻ vào tháng 2 - 3 âm lịch. Thu hoạch quả vào tháng 9 - 12. Bóc lấy lớp màng hạt để chế dầu, còn hạt đem phơi hay sấy khô. Rễ có thể thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học
Nhân hạt Gấc có khoảng 6% nước, 8,9% chất vô cơ 55,3% acid béo 16,5% protein, 2,9% đường. 1,8% tanin, 2,8% cellulose và một số enzym. Hạt gấc chứa acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic, acid □- elacostearic, còn có acid amin, alcol. Dầu gấc chứa acid oleic 44,4%, acid linoleic 14,7%, acid stearic 7,89%, acid palmatic 33,8%. Màng hạt Gấc chứa một chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là □-caroten và lycopen là những tiền sinh tố A khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng □-caroten của Gấc cao gấp đôi của Cà rốt. Thân củ chứa chondrillasterol, cucurbitadienol, 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp. Rễ chứa momordin một saponin triterpenoid; các chiết xuất cồn có sterol, bessisterol tương đương với spinasterol.
Tính vị, tác dụng
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ; dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng. Rễ Gấc có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Dầu Gấc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, làm sáng mắt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ta thường dùng cùi đỏ của Gấc trộn lẫn với gạo nếp đồ thành xôi Gấc, đó là một món ăn cổ truyền rất bổ, rất ngon. Dầu Gấc dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em và phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú), chữa bệnh khô mắt, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng và các ổ loét dãn tĩnh mạch đỡ được mùi hôi, chóng lên da non và liền sẹo. Còn dùng chữa các bệnh viêm hậu môn và trực tràng có loét, cao huyết áp, rối loạn thần kinh. Nhân hạt Gấc thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, sưng vú, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết. Rễ Gấc thường được dùng để chữa tê thấp, đau nhức gân xương sưng chân tay, ngủ hay giật tay chân và đau lưng.
Cách dùng
Dầu gấc dùng uống mỗi ngày 10 - 20 giọt chia làm 2 lần. Có thể phối hợp với bột than hạt Dành dành làm thuốc chữa các loại bỏng (có thể chế thành mỡ dầu Gấc). Hạt dùng mài với nước, với giấm hoặc giã nát trộn với rượu hoặc giấm để bôi. Rễ Gấc sao vàng tán nhỏ, sắc hoặc ngâm rượu uống; ngày dùng 6 - 12g dùng riêng hoặc phối hợp với Dây đau xương, rễ Bưởi bung, củ Cốt khí, Dây chìa vôi tía mỗi vị 20g thái nhỏ, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang chia uống 3 lần. Hoặc dùng rễ Gấc 12 - 20g phối hợp với Dây đau xương, rễ Bưởi bung, rễ Ngưu tất, mỗi vị 12g cùng sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Móng bò vàng: dùng trị viêm gan
Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.
Bùi Wallich: bổ và hạ nhiệt
Bùi là cây gỗ cao từ 1 đến 6 mét (đôi khi có thể cao đến 18 mét). Lá của cây có hình xoan bầu dục, tròn ở cả hai đầu
Âm địa quyết
Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Liều dùng 12, 15g, dạng thuốc sắc, Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ
Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai
Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai
Han dây: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.
Lucuma, Lêkima, cây thuốc
Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng
Nấm sữa, ức chế báng nước
Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước
Bứa mủ vàng, làm thuốc chống bệnh scorbut
Lá, thân, mủ có vị đắng, chua, tính mát; có tác dụng sát trùng. Quả giải nhiệt, lợi mật, làm dịu và làm nhầy
Nhị đinh răng nhỏ: tiêu viêm và lợi niệu
Nhị Đinh Răng Nhỏ thường mọc hoang ở các vùng rừng núi và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Chìa vôi Java: dùng trị bệnh mày đay
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại
Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc
Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc
Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống
Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.
Hoa tiên to: cây thuốc tán hàn chỉ khái
Thành phần hóa học, Có tinh dầu, Hoa chứa anthocyanosid, Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính ấm; có tác dụng tán hàn chỉ khái, khu đàm trừ phong.
Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá
Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết
Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt
Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta
Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm
Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu
Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp
Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.
Năng ngọt, thuốc tiêu đờm
Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng
Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt
Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.
Ngấy ba hoa: trị phong thấp đau xương
Có thể dùng như cây Mâm xôi trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau xương, ngoại thương xuất huyết.
Dứa Mỹ: cây thuốc lợi tiểu điều kinh
Dứa Mỹ không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn có nhiều công dụng trong y học. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.