Cải thìa: lợi trường vị

2018-04-21 06:43 PM

Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cải thìa, Cải bẹ trắng, Cải trắng - Brassica chinensis L., thuộc họ Cải - Brassicaceae.

Mô tả

Cây thảo sống 1 năm hoặc 2 năm, cao 25 - 70cm, với 1,5m. Rễ không phình thành củ. Lá ở gốc, to, màu xanh nhạt, gân giữa trắng, nạc; phiến hình bầu dục nhẵn, nguyên hay có rãng không rõ, men theo cuống, tới gốc nhưng không tạo thành cánh; các lá ở trên hình giáo. Hoa màu vàng tươi họp thành chùm ở ngọn; hoa dài 1 - 1,4cm, có 6 nhị. Quả cải dài 4 - 11cm, có mỏ; hạt tṛòn, đường kính 1 - 1,5mm, màu nâu tím. Ra hoa vào mùa xuân. Có nhiều giống trồng hoặc thứ; có loại có lá sít nhau tạo thành bắp dài (var. cylindrica) có loại có lá sít thành bắp tròn (var. cephalata); có loại không bắp có ít lá sát nhau (var. laxa).

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Brassicae Chinensis.

Nơi sống và thu hái

Loài của Trung Quốc, được nhập trồng. Trước đây ở nước ta đã có giống Cải Trung Kiên, Cải Nhật tân và Hà Nội; từ năm 1965 - 1966, ta nhập các giống của Trung Quốc như Cải trắng Hồ Nam, Cải trắng lá vàng, Cải trắng lá thẫm, Cải trắng tai ngựa, Cải trắng Trạm Giang. Còn có Cải trắng lớn, cuống dài của Nam Kinh, Hàng Châu, Giang tô. Cải đầu vụ đông, Cải lùn, Cải Vân dài vv... Nhiệt độ thích hợp là 10 - 27oC. Có thể trồng quanh năm, từ đồng bằng đến núi cao, trừ những tháng quá nóng. Loại rau này ít nồng hơn cải bẹ xanh.

Thành phần hóa học

Cải thìa có nhiều vitamin A, B, C. Lượng vitamin C của nó rất phong phú, đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Sau khi phơi khô, hàm lượng vitamin C vẫn còn cao.

Tính vị, tác dụng

Cải thìa là thực phẩm dưỡng sinh, ăn vào có thể lợi trường vị, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa bệnh ngoài da. Cải thìa có tác dụng chống scorbut, tạng khớp và làm tan sưng. Hạt Cải thìa kích thích, làm dễ tiêu, nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cây trồng để lấy lá làm rau xanh. Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa. Người ta thường sử dụng Cải thìa:

Làm thuốc thanh nhiệt: Người bị bệnh nội nhiệt nặng thiếu tân dịch, môi khô ráo hay lưỡi sinh cam, chân răng sưng thũng, kẽ răng chảy máu, họng khô cứng; thường gọi là bệnh tân dịch không đủ, nội hoả bốc lên; mà nguyên nhân là do thiếu vitamin C. Có thể dùng Cải thìa làm nguồn cung cấp vitamin C sẽ giúp điều trị bệnh này. Nấu canh rau Cải thìa ăn sẽ có tác dụng thanh hoả rất tốt.

Nước ép Cải thìa có lợi cho trẻ em trị nội nhiệt: Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũng là thiếu vitamin C. Như khoé mắt có nhử dính, ghèn mắt dính chặt, mi mắt hoặc môi khô hồng, luôn luôn chúm môi lại, thở, ngủ không được, khóc cả đêm. Chỉ cần lấy Cải thìa dầm nát, cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, đút cho uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ em mút. Sau 1 tuần, hiện tượng nội nhiệt mất dần.

Trị bệnh hoại huyết: Dùng Cải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thường và phòng chống bệnh hoại huyết, nhất và đối với người đi các tàu viễn dương xa đất liền nhiều ngày. Người ta biết được điều này từ cách đây 700 năm.

Bài viết cùng chuyên mục

Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.

Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu

Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau

Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt

Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.

Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau

Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt

Muồng hai nang, kích thích làm thức

Dân gian dùng hạt khô để sống sắc uống thì kích thích, làm thức nhiều. Nếu rang đen, đâm ra đổ nước sôi vào lọc, uống thì an thần gây ngủ như vị Táo nhân

Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy

Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị

Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống

Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.

Mây vọt: chữa thương và lợi tiểu

Loài phân bố ở châu Phi nhiệt đới, Xri Lanca, Đông Nam Á châu, Mêlanêdi, Polynêdi và bắc Úc châu. Ở nước ta, thường gặp ở đồng bằng, phổ biến trong các rừng ngập mặn, rừng ven biển.

Đại hoàng: cây thông đại tiện

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng

Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình

Cẩm: tác dụng chống ho

Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng

Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức

Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược, Củ Thược dược hoa đỏ Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược

Chổi: nấu nước xông chữa cảm cúm nhức đầu

Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi, Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa

Nam xích thược, dùng trị cảm gió

Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống

Linh chi: giúp khí huyết lưu thông

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt

Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu

Hoa tiên, cây thuốc bổ

Người ta dùng rễ và lá làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, Lá còn được dùng chữa ăn uống khó tiêu, đau bụng

Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp

Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi

Đinh hương, cây thuốc sát trùng

Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm

Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt

Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau.

Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím

Kim giao, thuốc chữa ho ra máu

Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ

Mè đất: khư phong giải biểu

Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.

Bứa mọi: trị ỉa chảy

Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương

Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella