- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đơn đỏ, cây thuốc chữa mẩn ngứa
Đơn đỏ, cây thuốc chữa mẩn ngứa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đơn đỏ, Mẫu đơn, Trang son, Bông trang đỏ - Ixora coccinea L., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Mô tả
Cây nhỏ hoàn toàn nhẵn, trừ các trục hoa và lá đài. Lá hình trái xoan bầu dục hay thuôn, tù hay có mũi nhọn, nhọn sắc ở đỉnh, tròn, hình tim hay rất ít khi có góc ở gốc, màu nâu sáng trên cả hai mặt, dai, không cuống hay gần nhý không cuống, dài 5 - 10cm, rộng 3 - 5cm. Hoa ðỏ hồng thành xim ở ngọn với trục ngắn, có ðốt, phân cành, tạo thành ngù ðặc. Quả có 2 ô, ðen, cao 5 - 6mm, rộng 6 - 7mm. Hạt 1 trong mỗi ô, lồi ở lýng, lõm ở bụng, cao 4 - 5mm, rộng 3 - 4mm.
Mùa hoa tháng 5 - 10.
Bộ phận dùng
Rễ lá và hoa - Radix, Folium et Flos Ixorae
Nơi sống và thu hái
Loài cây của phân vùng Ân Độ, Malaixia. Ởnước ta, cây mọc hoang phổ biến ở các đồi khô, chua vùng trung du, thường mọc xen với các loại sim mua. Cũng được trồng làm cảnh ở các vườn gia đình. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Hoa thu hái vào tháng 5-10.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau, hoạt huyết tán ứ. Ở Ân Độ, người ta dùng như thuốc làm dịu, làm săn da, lợi tiểu, kháng sinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ta thường dùng rễ làm thuốc hãm uống để lọc trong nước tiểu trong chứng đái đục. Ở Trung Quốc, thường dùng rễ, lá trị: 1. Cảm sốt, nhức đầu; 2. Phong thấp đau nhức; 3. Kinh nguyệt không đều, đau bụng do tích huyết; 4. Kiết lỵ; 5. Huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa; 6. Đái đục ra máu. Liều dùng 6 - 12g rễ, 20 - 30g lá. Ở Ân Độ, rễ được dùng trị sốt, lậu, ăn kém ngon, ỉa chảy và kiết lỵ; còn được dùng trị chỗ đau và loét mạn tính. Lá cũng được dùng trị lỵ, khí hư. Hoa được dùng trị lỵ, khí hư, thống kinh, ho ra máu và viêm phế quản xuất huyết. Người ta còn dùng nước sắc hoa hay vỏ cây để rửa mắt đau, vết thương và loét.
Đơn thuốc
Chữa mẩn ngứa: Đơn đỏ 25g, dùng riêng hay phối hợp với Đơn tướng quân.
Ké đầu ngựa, Mã đề, mỗi vị 15g, sắc uống.
Kiết lỵ: Rễ tươi Đơn đỏ 120g ngâm trong 47g rượu trong 15 ngày, chiết ra uống hàng ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ
Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.
Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng
Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu
Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh
Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng
Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc
Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương
Cà hai hoa: tác dụng tiêu viêm
Cây mọc phổ biến khắp cả nước, ở những môi trường khác nhau từ Hoà Bình, Hà Nội qua các tỉnh miền Trung, đến tận Kiên Giang.
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella
Mắc cỡ: an thần dịu cơn đau
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có ílavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin.
Mến tường: trị viêm phế quản
Loài phân bố ở Ân Độ, và Việt Nam. Ở nước ta cây thường mọc trên đường cũ, đá ẩm, trên vôi từ thấp đến độ cao 1000m từ Lào Cai, Hoà Bình tới Quảng Nam.
Nhãn dê: làm dịu các cơn mất ngủ
Các chồi lá non được dùng ăn ở Java, được xem như có an thần, làm dịu các cơn mất ngủ. Quả có áo hạt có thể ăn được, hơi chát lúc còn xanh, khi chín ăn ngọt
Loa kèn trắng: làm mát phổi
Hoa loa kèn trắng, hay còn gọi là bạch huệ, là một loài hoa thuộc họ Loa kèn (Liliaceae). Đây là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ đẹp tinh khôi, hương thơm dịu nhẹ và ý nghĩa sâu sắc.
Hồi núi: cây thuốc có độc
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.
Đậu cờ: cây thuốc bổ khí
Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng
Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.
Móng ngựa lá có đuôi, thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc Vân Nam, thân rễ được dùng chữa viêm ruột, lỵ, thực tích bụng trướng, viêm thận thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, viêm loét dạ dày và hành tá tràng
Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết
Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm
Ban lá dính, cây thuốc giải độc
Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa
Giác đế, cây thuốc giải độc trừ ban đậu sởi
Rễ có màu đen, thịt màu vàng, nhưng khi ra ngoài không khí lại có màu đen, Dân gian dùng nó làm thuốc giải độc trừ ban trái, đậu sởi
Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu
Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.
Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp
Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em
Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ
Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.
Găng nước: cây thuốc trị lỵ và ỉa chảy
Ở Ân Độ, quả chưa chín sấy trên tro gỗ dùng làm thuốc trị lỵ và ỉa chảy nhưng phải loại bỏ phần giữa có hạt.
Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim
Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu
Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.