- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu
Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bán biên liên - Lobelia chinensis Lour., thuộc họ Bò biên - Lobeliaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc hằng năm, có thân nhẵn, có 3 góc, mọc thẳng hướng lên hay mọc nằm, có khi đâm rễ, đơn hay phân nhánh, dài 5 - 15cm. Lá mọc so le gần như không cuống, các lá ở góc hình trái xoan, các lá phía trên thon, dài 0,7 - 2cm, rộng 3 - 7mm, có đầu nhọn hay tù, với phần trên của mép có răng. Hoa mọc riêng lẻ, mọc ở nách lá, dài 7 - 15mm, thường xếp 1 - 2 cái trên cùng trục. Cuống hoa dạng sợi, dài 6 - 30mm, không có lá Bắc. Đài dính với bầu, có 5 thuỳ thon. Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn. Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm. Bầu 2 ô, dạng tròn, nhẵn. Quả nang dạng nón ngược, trên một cuống cong. Hạt hình bầu dục, dẹt, nhẵn.
Hoa tháng 5 - 8; quả tháng 8 - 10.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Lobelae Chinensis, thường gọi là Bán biên liên.
Nơi sống và thu hái
Cây phân bố ở Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia. Ở nước ta, thường gặp Bán biên liên trong ruộng và những nơi ẩm thấp, có ở nhiều nơi thuộc miền Bắc và miền Trung. Người ta thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè, rửa sạch dùng tươi hay khô.
Thành phần hoá học
Trong cây có lobelin, lobelanin, isolobelanin, lobelanidin, saponin, flavon, acid amin.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị; 1. Xơ gan cổ trướng, huyết hấp trùng, cổ trướng vào thời kỳ cuối hay viêm gan phù thũng; 2. Viêm amygdal, viêm ruột, ỉa chảy; 3. Suyễn thở hay sốt rét cơn. Liều dùng 40g dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp mụn nhọt, sưng mủ nhiễm độc và rắn độc cắn.
Bài viết cùng chuyên mục
Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai
Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy
Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m.
Điên điển đẹp: cây thuốc trị đau bụng
Chùm hoa thõng, cuống hoa mảnh dài 1,5cm, đài hình chén, có răng thấp; cánh cờ dài 2,5cm, Quả đậu dài đến 40cm, hơi vuông vuông; hạt nhiều, xoan dẹp dẹp.
Gùi da có cánh: cây thuốc có độc
Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.
Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng
Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.
Lấu tuyến, thuốc chữa bệnh đường hô hấp
Cây mọc ở rừng thường xanh bình nguyên từ Đắc Lắc đến Kiên Giang (Phú Quốc). Cũng phân bố ở Campuchia, Lá được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp
Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm
Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.
Ngô: trị xơ gan cổ trướng
Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng
Đơn hẹp: cây thuốc chữa đau đầu
Cây mọc hoang và cũng thường được trồng phổ biến khắp nơi làm cây cảnh vì hoa đẹp. Còn phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Malaixia.
Cách: cây thuốc trị phù do gan
Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.
Chòi mòi Poilane: dùng đắp các vết thương và chỗ sưng đau
Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong rừng thường xanh, phân bố ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Ninh Bình tới Đồng Nai
Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm
Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.
Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ
Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột
Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu
Mai vàng, làm thuốc bổ
Ở Campuchia và Lào, các lá non thường được dùng làm rau ăn sống. Ở Nam Việt Nam, người ta ngâm vỏ cây này vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ đắng, lợi tiêu hoá
Dung đắng: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, thường không quá cao, thân cây có vỏ màu xám, lá hình bầu dục hoặc thuôn, mép lá có răng cưa hoặc nguyên, mặt trên lá thường bóng.
Nhọc: cây thuốc trị ban
Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này
Đậu gạo, cây thực phẩm trị đau bụng
Đậu gạo là cây thức ăn giàu protein cho người, cho gia súc, đồng thời là một cây phân xanh phủ đất, tốt đối với các đồi núi, Cây, lá non và quả non cũng được dùng làm rau ăn
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Nắm cơm, khư phong tán hàn
Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Ban lá dính, cây thuốc giải độc
Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa
Nho lông: dùng chữa viêm phế
Nho Lông, Nho Tía hay Nho Năm Góc là một loại cây nho đặc biệt, được biết đến với những quả nho có hình dáng độc đáo và nhiều công dụng trong y học và ẩm thực.
Ngút: trị giun đũa và sán xơ mít
Để trừ sán xơ mít, người ta dùng 300g hạt, giã và nghiền nhỏ, rồi trộn với mật ong, cho ăn vào buổi sáng sớm