Cải hoang, long đờm ngừng ho

2018-04-20 03:30 PM
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cải hoang, Cải cột xôi, Cải ma lùn, Đình lịch - Rorippa indica (L.) Hiern (Nasturtium indicum (L.) DC.), thuộc họ Cải - Brassicaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 20 - 50cm, thân phân nhánh từ gốc, có rãnh, nhẵn hay có lông. Lá mọc từ rễ, có cuống, có 2 - 4 tai; còn những lá khác đơn, thu hẹp ở gốc thành cuống ngắn, thon lại ở chóp, khía tai bèo có răng ở mép. Hoa vàng, nhỏ, xếp thành chùm đứng ở ngọn; cánh hoa 4, dài hơn lá đài, nhị 4 dài, 2 ngắn. Quả cải dạng sợi, dài 2 - 2,5cm, rộng 1mm, có vòi nhuỵ dài 1mm, chia 3 van với 3 gân mảnh. Hạt xếp 2 dãy, hình tim, trái xoan dẹp, màu hung hung, rất nhỏ.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Rorippae, thường gọi là Hân thái.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng lục địa Đông Nam Á châu, mọc hoang ở rẫy, ruộng bỏ hoang, bãi sông, nơi ẩm ướt đến 2000m. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi.

Thành phần hóa học

Cây chứa rorifone, rorifamide. Còn có caroten, vitamin c.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: 1. Cảm mạo phát sốt, đau họng; 2. Ho, viêm khí quản mạn tính; 3. Phong thấp cấp; 4. Viêm gan, giảm niệu; 5. Tiêu hoá không bình thường.

Cũng dùng chữa huyết hư kinh bế, mụn nhọt ung thũng và rắn cắn.

Liều dùng 15 - 30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài tuỳ lượng, lấy cây tươi giã đắp.

Đơn thuốc

Sốt nóng mùa hè, môi khô, nóng khát; đun sôi toàn cây Cải hoang lấy nước để uống thay trà.

Chữa bệnh cổ trướng, dùng Cải hoang sao 12g, Trần bì 12g, vỏ rễ Dâu (lấy lớp trắng) 24g, Gừng sống 3 lát, sắc uống lúc đói. Hoặc dùng riêng một vị Cải hoang, sao và tẩm rượu 7 lần, tán nhỏ, uống mỗi lần 2 - 3 thìa hoà với rượu vào lúc đói (Nam dược thần hiệu).

Chữa viêm gan thể giữ nước, viêm phổi tràn dịch màng phổi, ho suyễn ngực căng tức, phù tim mặt sưng thở gấp và viêm thận cấp, đái ít, phù to: Cải hoang 12g, Mạch môn chế bỏ lõi, Ý dĩ sao, Xa tiền, Ngưu tất, Mộc thông, Dành dành và Huyền sâm, đều 12g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp

Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.

Mức lông mềm, trị lao hạch cổ

Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn

Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu

Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.

Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc

Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ

Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương

Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són

Khồm, thuốc trị trướng bụng

Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang

Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều

Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua

Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa

Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu

Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn

Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh

Cổ dải: dùng làm thuốc diệt ruồi

Thường dùng làm thuốc diệt ruồi, người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường, ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.

Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng

Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa

Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.

Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.

Cam thảo: giải độc nhuận phế

Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Khoai lang, thuốc nhuận tràng

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận

Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp

Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.

Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu

Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.

Mạn kinh, khư phong tán nhiệt

Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài để trị đau thấp khớp bong gân. Lá nén làm gối đầu dùng trị viêm chảy và đau đầu; lá nghiền bột dùng trị sốt gián cách

Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế

Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng

Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.

Bưởi bung: tác dụng giải cảm

Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ

Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.