Cà ba thuỳ, dùng trị bệnh lao

2018-04-14 05:12 PM
Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho, nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cà ba thuỳ - Solanum trilobatum L.. thuộc họ Cà - Solanaceae.

Mô tả

Cây thảo cứng, bò hay leo, có gai dẹp, vàng, có lông hình sao ở phần non. Lá nhỏ, phiến thường có thuỳ; mặt dưới có lông dày và có gai ở gân chính. Hoa đơn độc hay thành xim ngoài nách lá; tràng màu tím, rộng 2 - 2,5cm, có 5 thuỳ; đài không lông. Quả mọng tròn, đường kính 7 - 10mm, vàng hay tím đen; hạt dẹp hình thận, màu vàng.

Bộ phận dùng

Toàn thân - Herba Solani Trilobati, thường dùng rễ, lá, quả.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Cây mọc hoang, gặp từ Quảng Trị tới Tiền Giang.

Thành phần hóa học

Có alcaloid solanin.

Tính vị, tác dụng

Rễ và lá có vị đắng, quả có vị đắng, tính mát có tác dụng làm long đờm, chống sốt, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho; nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính. Ở Thái Lan, quả dùng trị ho, làm thuốc bổ đắng.