- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lấu núi, thuốc đắp vết loét và sưng
Lấu núi, thuốc đắp vết loét và sưng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lấu núi, May cán cân - Psychotria montana Blume, thuộchọ Cà phê- Rubiaceae.
Mô tả
Cây nhỡ rất nhẵn; lá thuôn, nhọn ở hai đầu, có đuôi ở chóp, dài 11 -15cm, rộng 3- 10cm, màu lục ôliu ở mặt trên, sáng màu hơn ở mặt dưới, dạng màng. Hoa thành xim ở ngọn, dạng ngù. Quả hình bầu dục, cao 8-10mm, nhẵn bóng, đen đen, có 2 ô. Hạt 1 trong mỗi ô, đường kính 5- 7mm, lồi ở mặt lưng, lõm ở mặt bụng.
Hoa tháng 5 quả tháng 2.
Bộ phận dùng
Lá, rễ - Folium et Radix Psychotriae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố từ Ân Độ tới Malaixia. Phổ biến ở Bắc Việt Nam. Hà Giang (Bắc Quang), Hà Tây (Ba Vì) và cả ở miền Trung (Quảng Trị) ở độ cao khoảng 900m.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá nấu lên dùng rửa các vết thương lở loét và chữa đau bụng.
Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc đắp vết loét và sưng; cũng dùng nấu nước tắm toàn thân khi bị sốt và bị chứng lách to.