Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi

2018-07-03 03:25 PM
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chòi mòi, Chu mòi - Antidesma ghaesembilla Gaertn, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ cao 3 - 8m. Nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhẵn và có màu xám nhạt.

Lá hình bầu dục hay hình thoi hẹp hoặc bầu dục tròn, có khi hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung. Cụm hoa chuỳ gồm 3 - 8 bông ở ngọn hay ở nách các lá phía trên. Hoa đực không cuống có 4 - 5 lá đài; 4 - 5 nhị có bao phấn hình chữ U; nhuỵ lép có lông. Hoa cái gần như không cuống, có 4 lá đài; bầu có lông mềm, 3 - 4 đầu nhuỵ. Quả tròn, to 4,5mm, hình bầu dục dẹt.

Ra hoa tháng 4 - 6.

Bộ phận dùng

Vỏ, cành non, lá, quả - Cortex Ramulus, Folium, Flos et Fructus Antilesmae Ghaesembillae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố từ Ân Độ tới Malaixia và châu Đại Dương. Ở nước ta cây mọc hoang ven rừng, trong  rừng thưa. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng

Quả có vị chua. Vỏ se làm săn da và bổ. Cành non hoặc gỗ điều kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp. Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn.

Vỏ chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.

Đơn thuốc

Ỉa chảy: dùng vỏ Chòi mòi, vỏ cây Van núi và Gáo tròn, mỗi thứ đều nhau, độ một nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 2 - 3 lần trong ngày.

Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh: dùng vỏ Chòi mòi và vỏ Dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ Chòi mòi dài 5 - 6cm, rộng cỡ 2 đốt lóng tay và lượng vỏ Dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau khi sinh.

Điều kinh: dùng cành non Cḥi ṃi với rễ Đu đủ, mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2 - 3 bát nước đun sôi trong 1 - 2 giờ lấy nước uống trong ngày.

Đau đầu: dùng lá Chòi mòi tươi giã ra đắp vào thóp thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm.

Bài viết cùng chuyên mục

Ban Nêpan: cây thuốc trị hôi răng

Nơi sống và thu hái, Loài cây của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi phía Bắc.

Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu

Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Mộc: dùng làm thuốc trị đau răng

Hoa cũng có thể dùng nấu với dầu vừng làm một loại mỹ phẩm thơm cho tóc. Vỏ cũng dùng nấu nước uống để làm cho sáng mắt và tăng sắc đẹp.

Lục lạc mũi mác, cây thuốc

Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng

Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính

Bạch truật: cây thuốc bổ

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.

Mướp sát: chữa táo bón

Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Cam thảo đất: bổ tỳ nhuận phế

Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt

Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta

Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp

Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô

Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban

Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban

Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt

Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau.

Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm

Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch

Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn

Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân

Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy

Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Lan đất bông ngắn, thuốc chữa liệt dương

Ở nước ta, cây mọc ở tầng thấp trong rừng núi đất từ Nghĩa Lộ, Ninh Bình, tới Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Đồng Nai, Côn Đảo

Linh chi: giúp khí huyết lưu thông

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích

Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.

Dưa hấu: cây thuốc giải nhiệt

Quả được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.

Cần: chữa cao huyết áp

Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.

Loa kèn trắng: làm mát phổi

Hoa loa kèn trắng, hay còn gọi là bạch huệ, là một loài hoa thuộc họ Loa kèn (Liliaceae). Đây là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ đẹp tinh khôi, hương thơm dịu nhẹ và ý nghĩa sâu sắc.

Bầu nâu: chữa táo bón

Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.

Qua lâu trứng: thanh nhiệt giải độc hoạt huyết tán ứ

Gốc ở vùng Ấn Độ, Malaixia, phân bố ở Đông Himalaya, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, bán đảo và quần đảo Malaixia, Java và Sumatra, cây mọc ở rừng thứ sinh

Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng

Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.