- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhài, Lài - Jasminum sambac (L.), Ait., thuộc họ Nhài - Oleaceae.
Mô tả
Cây nhỡ có khi leo, cao 0,5 - 3m, có nhiều cành mọc xoà ra. Lá hình trái xoan bầu dục, bóng cả hai mặt, có lông ở dưới, ở kẽ những gân phụ. Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa. Lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, thơm ngát. Quả hình cầu, màu đen bao bởi đài tồn tại, có 2 ngăn.
Bộ phận dùng
Hoa, lá và rễ - Flos, Folium et Radix Jasmini.
Nơi sống và thu hái
Cây gốc ở Ấn Độ, được trồng làm cảnh khắp nơi. Hoa thường dùng để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn. Vào mùa thu đông, đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào hè thu, khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Chỉ mới biết trong hoa có một chất béo thơm, hàm lượng 0,08%. Thành phần chủ yếu của chất béo này là paraíín, ester formic acetic-benzoic-linalyl và este anthranylic metyl và indol.
Tính vị, tác dụng
Hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Rễ có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc; có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.
Công dụng
Hoa và lá dùng trị ngoại cảm phát sốt, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, mụn nhọt độc. Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều. Lá cũng dùng trị bạch đới. Lá khô ngâm trong nước rồi làm thành dạng thuốc đắp trị loét ngoan cố. Rễ trị mất ngủ, đòn ngã bị thương. Còn dùng để điều kinh. Cũng dùng nước sắc bôi trị viêm mũi, viêm giác mạc.
Liều dùng
3 - 5g hoa, lá dạng thuốc sắc, còn dùng hoa pha làm trà uống; dùng 1 - 1,5g rễ nghiền trong nước.
Người có thai và cơ thể suy nhược không nên dùng.
Đơn thuốc
Ngoại cảm phát sốt, ỉa chảy: Hoa Nhài 6g, Chè xanh 10g, Thảo quả 3g, sắc uống.
Đau mắt: Hoa nhài 6g, dùng riêng hay phối hợp với Kim ngân hoa và hoa Bạch cúc, mỗi vị 9g, đun sôi lấy nước xông rồi uống. Hoặc lấy lá giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp.
Mất ngủ: Rễ Nhài 1 - 1,5g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống.
Rôm sẩy: Lá Nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải cứu.
Bài viết cùng chuyên mục
Dưa hấu: cây thuốc giải nhiệt
Quả được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.
Cầy: chữa no hơi đầy bụng
Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.
Bìm bìm vàng: tác dụng thanh nhiệt
Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp.
Quyết ấp đá lá nạc: cây được dùng chữa đòn ngã sưng đau
Dùng chữa đòn ngã sưng đau, ho do phổi nóng, rắn độc cắn, có nơi dùng chữa trẻ em sốt cao, dùng ngoài trị phong thấp, gãy xương, viêm tai giữa.
Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn
Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù
Bả chuột, cây có độc diệt chuột
Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm
Hóa hương: cây thuốc diệt sâu bọ
Lá được dùng diệt sâu bọ, làm thuốc duốc cá và chữa bệnh ngoài da. Quả và vỏ cây được dùng trong việc nhuộm vải.
Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu
Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết
Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư
Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu
Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.
Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu
Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt
Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.
Mao lương Quảng Đông: giải độc, tiêu viêm
Dùng ngoài, nghiền cây tươi làm thành viên như hạt đậu và đắp vào chỗ huyệt châm cứu và khi thấy da nóng như muốn phồng lên thì lấy thuốc ra.
Móng bò đỏ: có tác dụng lợi trung tiện
Loài cổ nhiệt đới nhưng không gặp mọc hoang ở Đông Nam châu Á. Được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng vì hoa to, đẹp.
Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió
Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió
Cóc mẩn: hãm uống trị ho
Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi, cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn
Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản
Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức
Chò xanh: làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu
Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
Quả nổ lùn: làm thuốc trị bệnh đau ngực
Cây thảo, có thân ngắn, có lông, dài 2 đến 4cm, mang nhiều cặp lá có cuống, xoan ngược hay xoan ngược ngọn giáo, thót hẹp ở gốc, tù hay tròn ở đầu, dài 10 đến 12cm, rộng 3 đến 6cm.
Khoai ca, thuốc bổ
Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn
Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính
Cải rừng bò lan: cây thuốc
Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.
Keo cao, thuốc cầm máu, giảm đau
Vị đắng chát, tinh hơi hàn, có tác dụng thu liễm cầm máu, giảm đau, sinh cơ, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi và long đờm
Mãn sơn hương: tiêu viêm chỉ huyết
Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt huyết, tiêu viêm chỉ huyết, giải độc, dưỡng huyết và thanh nhiệt, dùng trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương và gẫy xương.