Chiêu liêu: có tác dụng trừ ho

2018-06-29 02:03 PM
Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột, quả xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chiêu liêu, Chiêu liêu hồng, Xàng, Tiếu - Terminalia chebula Retz., Thuộc họ Bàng - Combreta-ceae.

Mô tả

Cây to, cao 15 - 20m. Cành non có lông. Vỏ thân màu xám nhạt, có vách nứt dọc. Lá mọc so le, đầu nhọn, 15 - 20cm, có lông mềm, sau nhẵn. Ở đầu cuống lá có 2 tua nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng vàng vàng, thơm, xếp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, phủ lông màu đồng. Quả hình trứng thuôn dài 3 - 4cm, rộng 22 - 25mm, tù hai đầu, không có cánh,ốc 5 cạnh dọc, màu nâu vàng nhạt, có thịt đen. Hạch chứa một hạt dày 4mm, có lá mầm cuộn.

Cây ra hoa tháng 5 - 6, có quả tháng 8 - 9 trở đi.

Bộ phận dùng

Quả khô - Fructus Chebulae, thường gọi Kha tử. Có khi dùng cả vỏ cây.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Đông Dương và Ân Độ mọc hoang ở rừng thưa, rừng thứ sinh ở các tỉnh phía Nam nước ta. Thu hái quả vào mùa quả chín (tháng 9 - 11), phơi khô. Khi dùng sao qua, bỏ hạt. Bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần hoá học

Trong quả có khoảng 30% chất săn da mà chất đặc trưng là acid chebulinic, chebulin, acid chebulagic terchebin, acid shikimic; còn có 20 - 40% tanin với acid ellagic, acid gallic, acid quinic; sennoside A và tanase. Trong nhân có 3 - 7% chất dầu màu vàng, trong suốt, nửa khô.

Tính vị, tác dụng

Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát; có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột. Quả xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh. Hợp chất chebulin trong quả có tác dụng chống co thắt tương tự papaverin. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu và cường tim.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả Chiêu liêu hay Kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên; còn dùng chữa ho mất tiếng, di tinh, ra mồ hôi trộm, trĩ, xích bách đới. Ngày dùng 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên 3 - 6 quả loại trung bình đủ để xổ, do vậy không dùng quá liều. Những lá bị sâu chích và tạo ra những mụn lỗi dạng sừng, dẹp và rỗng có thể dùng trị ỉa chảy và lỵ của trẻ em. Trẻ nhỏ 1 tuổi dùng liều 0,05g; cứ 3 giờ uống một lần.

Đơn thuốc

Xích bạch lỵ: 12 quả Kha tử, 6 quả để sống, 6 quả nướng bỏ hạt, sao vàng và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu thì dùng nước sắc Cam thảo mà chiêu thuốc; nếu lỵ ra mùi, thì dùng nước sắc Cam thảo chích.

Ho lâu ngày: dùng Kha tử, Đảng sâm mỗi vị 4g sắc với 400ml, còn 1/2 chia uống 3 lần.

Ỉa chảy lâu ngày: Kha tử 10g, tán bột, hoà với cháo ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Cam thìa: trị cảm mạo nhức đầu

Được dùng trị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét, viêm gan do siêu vi trùng, kiết lỵ cấp và mạn tính, viêm đại tràng và lại kích thích tiêu hoá

Bìm bìm núi, trị bệnh hôi mồm

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống như thuốc làm sạch. Lá được dùng ăn để trị bệnh hôi mồm

Cám: cây làm thuốc

Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu

Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.

Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm

Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.

Mã đề kim: thanh nhiệt tiêu viêm

Mã đề kim là một loài cây thân thảo thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae). Cây có kích thước nhỏ, lá tròn, mọc sát mặt đất, tạo thành một thảm xanh mướt.

Hồi, cây thuốc trị nôn mửa và ỉa chảy

Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí, đau xuyên bụng dưới lên, Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá

Phụng vi: chữa phong thấp nhức mỏi

Dương xỉ phụ sinh, thân rễ bò, có vảy tròn, lá có cuống dài; phiến lưỡng hình; phiến không sinh sản có 3 thuỳ, rất dày, dai; phiến sinh sản chia thành 5 đến 7 thuỳ hẹp

Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng

Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.

Lan hài đốm, thuốc thanh nhiệt tán ứ

Vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tán ứ, tiêu thũng giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị rắn cắn

Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi

Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.

Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy

Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt

Cóc chuột: nước rửa phát ban sinh chốc lở

Vỏ dùng dưới dạng nước xức rửa phát ban sinh chốc lở, loét do bệnh phong và những mụn loét ngoan cố, lá dùng hơ nóng lên và áp vào những chỗ sưng và đau của cơ thể

Lộc mại nhỏ: trị táo bón

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.

Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính

Cải kim thất, chữa phong thấp

Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng

Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập

Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Chùm ngây: kích thích tiêu hoá

Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp

Quả ngọt: khư phong trừ thấp điều kinh hoạt huyết

Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.

Huỳnh đường: thuốc làm tan sưng

Huỳnh đường là một loại gỗ quý hiếm, được biết đến với màu sắc vàng óng ánh đặc trưng và vân gỗ đẹp mắt.

Đậu cộ biên, cây thực phẩm

Loài phân bố rộng ở Đông Phi châu, ở á Châu và châu Đại Dương. Ở nước ta, thường gặp nhất là trong các rừng ở bờ biển và cạnh các rừng ngập mặn

Đơn đỏ, cây thuốc chữa mẩn ngứa

Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ, người ta dùng như thuốc làm dịu, làm săn da, lợi tiểu, kháng sinh

Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho

Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Chè dây: điều trị bệnh loét dạ dày

Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.

Loa kèn trắng: làm mát phổi

Hoa loa kèn trắng, hay còn gọi là bạch huệ, là một loài hoa thuộc họ Loa kèn (Liliaceae). Đây là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ đẹp tinh khôi, hương thơm dịu nhẹ và ý nghĩa sâu sắc.