Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

2017-11-09 06:01 PM
Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đơn lộc ớt, Đơn nem, Rau chua chát - Maesa indica Wall ex DG., thuộc họ Đơn nem -     Myrsinaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 1 - 3m, trừ các nhánh non và các cụm hoa có lông mềm; thân mảnh, hơi khía theo chiều dọc, có lỗ bì. Lá mọc so le, hình bầu dục rộng nhiều hay ít hoặc hình trái xoan mũi mác, dạng góc hay gần tròn ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, màu vàng vàng hay xanh ôliu ở mặt trên, có màu sáng hơn ở mặt dưới, dai, mép có răng to, dài 8-15cm, rộng 5,5 - 11cm; cuống lá có rãnh ở trên, dài 1- 2cm. Hoa nhỏ màu trắng, họp thành chùm đơn hay phân nhánh ở 1/3 trên. Quả tròn, đường kính khoảng 3mm, nhẵn bóng hay có vài đường dọc không rõ lắm, vỏ quả cứng, rất mỏng; hạt nhiều, có góc, dài 0,6mm.

Hoa tháng 1 - 2, quả tháng 10.

Bộ phận dùng

Quả, rễ và lá - Fructus, Radix et Folium Maesae Indicae. Có thể dùng toàn cây.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp mọc ở ven suối, ven rừng, nơi ẩm từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội tới Thừa Thiên - Huế.

Thành phần hoá học

Trong lá và ngọn lá có 82,6% nước, 3,1% protein, 10,1% carbohydrat, 2,8% xơ, 1,4% tro; còn có 1,6mg% caroten, 45mg% vitamin C.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Lá và hạt có tác dụng trừ giun, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh. Lá non được dùng để ăn gỏi và gỏi nem. Ở nước ta, cành lá dùng làm thuốc tẩy giun, sát trùng vết thương và duốc cá. Ở Ân Độ, người ta dùng quả làm thuốc tẩy giun, còn lá cũng dùng để duốc cá. Để trừ giun sán có thể lấy lá nấu canh ăn 3 - 4 bữa thì giun ra. Để trục giun kim dùng một nắm độ 50g lá non giã nát, chế thêm nước vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói sáng sớm, hoặc dùng nước cốt thụt vào hậu môn lúc chập tối thì giun sẽ bò ra. Còn dùng chữa nổi mẩn ngứa, mày đay; lấy lá tươi non giã nát, chế thêm nước vắt lấy nước cốt uống, còn bã thì xoa xát chỗ ngứa. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ trị giang mai.

Ở Trung Quốc, có nơi dùng toàn cây trị viêm gan hoàng ĐẢN cấp tính, còn lá dùng giã nát đắp mụn nhọt.

Bài viết cùng chuyên mục

Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều

Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều

Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản

Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản

Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao

Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt

Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc

Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho

Cây se: làm liền sẹo

Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp

Kim cang đứng, cây thuốc

Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian

Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày

Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương

Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi

Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.

Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột

Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Mí: trị đau nhức khớp

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.

Chua me đất hoa hồng: tác dụng lợi tiểu và giải nhiệt

Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ

Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng

Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai

Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.

Gõ đỏ, cây thuốc chữa đau răng

Vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng

Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô

Đỗ trọng dây vỏ hồng: cây thuốc trị bệnh bạch bào sang

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, vỏ thân dùng trị trẻ em bị bệnh bạch bào sang.

Lấu tuyến, thuốc chữa bệnh đường hô hấp

Cây mọc ở rừng thường xanh bình nguyên từ Đắc Lắc đến Kiên Giang (Phú Quốc). Cũng phân bố ở Campuchia, Lá được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp

Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.

Kro: thuốc trị sốt rét

Các bộ phận khác nhau của cây đều chứa glucosid samadrin, một hoạt chất đắng. Trong vỏ cây có taraxerone, stigmastanone và stigmasterol.

Mua: giải độc tiêu thũng

Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.

Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt

Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu

Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc

Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống

Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ

Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta