Mùi: làm dễ tiêu hoá

2018-03-28 12:00 PM

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mùi, Ngò, Rau mùi - Coriandrum sativum L., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả

Cây thảo nhỏ mọc hàng năm cao 20-60cm hay hơn, nhẵn. Thân mảnh. Lá bóng, màu

lục tươi; các lá ở dưới chia thành phiến hình trái xoan, có răng; các lá ở trên chia thành tua rất nhiều. Cụm hoa tán kép gồm 3-8 tia không có bao chung, còn các tán đơn mang 3 hay 5 lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, ít khi màu hồng. Đài có 5 răng không đều. Cánh hoa bị lõm và có kích thước rất khác ở những hoa phía ngoài. Quả hình cầu màu vàng rõm hay nâu sáng tuỳ thứ.

Hoa tháng 4-7, quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Coriandri thường gọi là Nguyên tuy

Nơi sống và thu hái

Rau mùi mọc hoang ở Địa trung hải và Tây Á, là một loại cây được trồng từ lâu đời nhất trên thế giới. Ở nước ta, cũng được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Người ta thu hái toàn cây vào mùa xuân và hè, dùng tươi hay phơi khô. Quả chín thu hái vào mùa hạ, sấy khô.

Thành phần hóa học

Cây chứa decanal. Hạt mùi chứa 0,2% tinh dầu có mùi thơm dịu hơi có mùi cam, mà thành phần chính là d-linalol hay coriandrol (60-70%) với một ít geraniol và L-borneol và khoảng 20% các cacbua: ũ-pinen, terpinen, các vết ũ-pinen, dipenten, ũ-phellandren, camphen. Ở cây tươi, hàm lượng tinh dầu là 0,12% vào lúc có hoa.

Tính vị, tác dụng

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Công dụng

Thường dùng chữa nuối hơi, tiêu hoá khó khăn, đầy hơi (trướng bụng), co thắt (đối với bộ máy dạ dày ruột), lười ăn do thần kinh (trường vị suy yếu), mệt mỏi thần kinh. Còn dùng làm thuốc tán nhiệt, hạ sốt (chống nóng từng cơn). Dùng ngoài trị đau nhức, đau thấp khớp.

Toàn cây dùng chữa sởi mọc không đều, cảm cúm không đổ mồ hôi.

Cách dùng

Toàn cây hay quả 3-6g, dạng thuốc sắc. Hoặc dùng cồn thuốc, hoặc tinh dầu. Để dùng ngoài, có thể chế dạng nước rửa hay pomát để xoa.

Rau Mùi là loại thuốc chủ yếu trong đậu sởi. Trẻ em lên sởi, nhân gặp gió lạnh, sởi không mọc được, dùng Rau mùi một nắm sắc cho trẻ uống lúc còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc tiếp. Bên ngoài, có thể dùng một nắm lá Mùi tươi, giã nát, chưng nóng, gói vải thưa lại, xát cho trẻ từ đầu xuống thân mình, tay chân, sởi sẽ mọc đều và khỏi biến chứng.

Đơn thuốc

Cảm cúm không ra mồ hôi: Ram Mùi 30g, Gừng tươi 5 lát, Hành 3 củ, sắc uống.

Khó tiêu: Rau Mùi 30g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Đại bi: cây thuốc khu phong tiêu thũng

Đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ.

Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc

Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.

Mướp khía: trị gân cốt tê đau

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Lạc thạch, thuốc trị đau lưng

Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương

Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.

Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm

Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.

Ô môi: chữa đau lưng nhức mỏi

Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.

Bạch đàn lá liễu, cây thuốc chữa ho

Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm. Cụm hoa tán ở nách lá

Me nước, trị bệnh đái đường

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc

Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng

Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.

Ban lá dính, cây thuốc giải độc

Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa

Ông lão Henry: dùng chữa sốt cao và đau hầu họng

Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật, rễ cây có thể thanh nhiệt giải độc, dùng chữa cảm kinh phong cấp, sốt cao và đau hầu họng

Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.

Đuôi chồn hoe, cây thuốc trị bệnh về da

Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da

Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ

Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.

Giâu gia xoan, cây thực phẩm

Quả chín có mùi rượu, thơm, vị chua, ăn được, Hạt chứa tới 34 phần trăm dầu có thể dùng làm xà phòng. Gỗ tốt dùng làm dụng cụ

Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính

Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu

Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp

Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se

Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu

Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc

Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu

Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường

Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại

Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.

Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ

Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Cà gai leo, trị cảm cúm

Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu

Liễu: khư phong trừ thấp

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.