- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bần, cây thuốc tiêu viêm
Bần, cây thuốc tiêu viêm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bần, Bần chua, Bần sẻ - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. (S.acida L.f), thuộc họ Bần - Sonnera- tiaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ, nhẵn, có các nhánh có đốt, với 4 góc tù. Lá hình trái xoan ngược hay trái xoan thuôn, thon hẹp thành cuống ở góc, cụt hay tròn ở chóp, dai, dài 5 - 10cm, rộng 35 - 45mm. Hoa đơn độc ở ngọn, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn và bậm. Quả mọng hơi nạc, đường kính 3cm hay hơn, cao 18 - 20mm. Hạt dạng cái đinh, dài 6 - 7mm.
Bộ phận dùng
Lá, quả - Folium et Fructus Sonneratiae.
Nơi sống và thu hái
Cây của rừng ngập mặn, gặp dọc bờ biển nước ta. từ sông Bạch Đằng, qua Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Loài cây ưa sáng nơi có nước mặn ít nhất là một phần trong năm. Cây có những rễ thở (phế căn). Nở hoa vào tháng 3 - 4, sau mùa khô, trước mùa mưa; nở về đêm, nhờ dơi thụ phấn. Bần là cây chắn sóng, bảo vệ đất ở vùng ven biển.
Thành phần hoá học
Vỏ thân và gỗ chứa archin(emodin), archinin (chrysophanic acid) và archicin. Trong quả có chất màu, archin và archicin.
Tính vị, tác dụng
Quả có vị chua của phó mát, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta lấy quả chua ăn sống hay nấu canh cá. Cũng được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc ngăn chặn của chứng xuất huyết. Ta dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương đụng giập và vết thương nhẹ. Ở Malaixia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện. Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun.
Ghi chú: Cây Bần trứng hay Bần ổi - Sonneratia ovata Bak., có vỏ tróc thành mảnh mỏng như vỏ ổi, lá hình bầu dục, mọc phổ biến ở các vùng rừng ngập mặn, cũng có quả vị chua thơm, thường được nhân dân dùng nấu canh chua.
Bài viết cùng chuyên mục
Bông vàng lá hẹp: làm thuốc sát trùng
Gốc ở Brazil, được nhập trồng làm cảnh ở Cần Thơ, và vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở Trung Quốc, người ta sử dụng cây làm thuốc sát trùng, diệt bọ gậy.
Huệ: thuốc lợi tiểu gây nôn
Ở Ấn Độ, người ta dùng hành phơi khô và tán bột dùng làm thuốc trị lậu, Có nơi, như ở Vũng Tàu, người ta thường dùng củ chữa bệnh sốt rét.
Lục lạc lá ổi dài, chữa sưng họng, quai bị
Chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Lào, người ta dùng rễ để trị sỏi bàng quang. Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị ho, nôn ra máu, huyết áp cao
Bạch truật: cây thuốc bổ
Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.
Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt
Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương
Chạ bục: thuốc trị ho gà
Cây chỉ gặp ở rừng một số địa phương của nước ta; ở miền Nam, nó phân bố từ Lâm Đồng tới Bà Rịa.
Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc
Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Chè quay: cây thuốc dùng trị bệnh lậu
Hoa trắng, xếp dày đặc thành chuỳ dạng bông ở nách lá. Hoa có 8 lá đài, 8 cánh hoa có lông dài, 8 nhị, bầu giữa với 3 giá noãn
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Lộc vừng: chữa đau bụng
Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.
Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương
Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.
Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc
Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.
Quả ngọt: khư phong trừ thấp điều kinh hoạt huyết
Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.
Mộc ký ngũ hùng: nấu nước uống trị ho
Mộc ký ngũ hùng, còn được gọi là tầm gửi năm nhị, với tên khoa học Dendrophthoe pentandra (L.) Miq là một loài thực vật ký sinh thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây thường bám trên các cây khác như mít, xoài, hồng xiêm.
Cẩm thị: gây ngứa da
Cẩm thị (Diospyros maritima) còn được gọi là Vàng nghệ, thuộc họ Thị (Ebenaceae). Là một cây gỗ mọc ở vùng rừng phía Nam Việt Nam . Quả của cây được dùng để duốc cá, còn vỏ cây gây ngứa da.
Hồng câu: cây thuốc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung quốc, Hồng câu có tên là Câu trạng thạch hộc cũng dùng như Thạch hộc.
Nhả mận: dùng làm thuốc trị đái dắt
Dân gian dùng làm thuốc trị đái dắt, ỉa chảy và đau gan
Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô
Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón
Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.
Chan chan: xông hơi để trị sưng phồng cẳng chân
Cây mọc phổ biến ở Nam Trung Bộ, trong các rừng còi từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Thái Lan.
Hoa tím khiêm, cây thuốc nung bạt độc
Được dùng chữa dịch hạch, tràng nhạc, cắn, ghẻ lở, viêm kết mạc, Cũng dùng cho người ốm lao lực nhiều
Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống
Bạc lá: cây thuốc làm trà uống
Cây gỗ cao khoảng 13m, có nhánh sần sùi với nhiều vết sẹo lá sít nhau, Lá cụm 3, 8 cái ở ngọn các nhánh, nguyên hình trái xoan hay ngọn giáo, nhọn thành mũi mảnh ở đỉnh.
Kim điệp, cây thuốc
Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Nghệ an qua Kontum, Lâm đồng cho tới vùng đồng bằng sông Cửu long. Thu hái cũng như Thạch hộc