Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi

2017-11-25 10:49 AM

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hồng nhiều hoa - Rosa multiflora Thunb. (R. polyantha Sieb et Zucc.), thuộc họ Hoa hồng - Rosaeeae.

Mô tả

Cây bụi cao 1- 2m, nhánh nâu đậm, gai cong. Lá mang 5 - 9 lá chét bầu dục dài 1,5-3cm, rộng 0,8 - 2cm, chóp tù, gốc tròn, gân phụ 8 - 10 cặp, mép có răng nằm; cuống phụ 1 - 1,5mm; lá kèm có rìa lông và dính trọn vào cuống. Chuỳ ở ngọn nhánh; hoa rộng 3cm, cánh hoa 1 x 1,5cm, màu trắng, có hương thơm. Quả già đen, nhăn, xoan tròn, cao 7 - 8mm.

Hoa tháng 2 - 5, quả tháng 9 - 12

Bộ phận dùng

Quả, rễ, lá và hoa - Fructus, Radix, Folium et Flos Rosae Multiflorae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở các bụi cây, rú bụi thứ sinh vùng thấp như ở Hà Bắc, Hà Nội. Cây cũng được trồng làm cành ở Đà Lạt. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô hay dùng tươi. Lá thu hái quanh năm. Hoa, quả thu hái theo thời vụ, phơi khô.

Thành phần hóa học

Quả chứa 9,4% dầu béo. Trong vỏ của có phytosterol, triterpenoid - quercetin vàũ-caroten. Còn có multiílorin là một ílavonoic glucosid có tính tẩy nhẹ.

Tính vị, tác dụng

Hoa có vị đắng, chát, tinh hŕn; có tác dụng thanh nhiệt hoá trọc, thuận khí

hoà vị. Rễ có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong hoạt lạc, giải độc. Quả già có vị chua, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, hoạt huyết giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng. Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương, bong gân và chấn thương. Rễ cây thông tiểu tiện, xẹp phù thũng và dùng sao vàng sắc đặc uống chữa kiết lỵ cấp và mạn. Ở Trung Quốc, rễ được dùng chữa chảy máu mũi, phong thấp đau nhức khớp xương, bán thân tê liệt, rễ tươi dùng chữa trẻ em đái dầm, người già đái nhiều lần, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều và cũng dùng trị ghẻ lở. Lá được dùng trị thũng độc, mụn nhọt. Hoa dùng trị nóng ngực oi bức và tâm phiền miệng khát.

Đơn thuốc

Chữa bệnh tiêu khát, đái tháo, vãi đái không nín được: dùng rễ Hồng nhiều hoa một nắm sắc uống.

Chữa kiết lỵ lâu ngày: Rễ Hồng nhiều hoa một nắm sao vàng, sắc đặc uống.

Chữa phong thấp teo cơ, lưng gối đau mỏi: Dùng rễ Hồng nhiều hoa, cây Vú bò, Ngưu tất, Dây chiều, rễ Thanh táo, Hà thủ ô, Cẩu tích mỗi vị 20g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng

Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc

Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine

Măng tây, thuốc trị thấp khớp, thống phong

Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục

Lục lạc mụt, trị bệnh sốt

Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc

Hoàng đằng: cây thuốc trị sưng viêm

Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.

Duối ô rô, cây thuốc tiêu độc mụn nhọt

Loài phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Gặp ở nhiều nơi của nước ta, nhưng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam

Hóp: cây thuốc chữa sốt buồn nôn

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa sốt, buồn nôn, mửa, cháy máu cam, băng huyết, đái ra máu, Ngày dùng 10, 15g dạng thuốc sắc.

Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu

Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Cần thăng: lợi tiêu hoá và kích thích

Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích

Muồng lá tù: nhuận tràng thông tiện

Muồng lá tù, còn được gọi là đậu ma, với tên khoa học Cassia obtusifolia L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường mọc hoang ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm cả Việt Nam.

Gáo vàng, cây thuốc chữa xơ gan

Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng, Dùng 10, 15g, sắc uống. Để chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g

Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét

Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn

Lấu bò, thuốc giảm đau

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô

Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược

Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.

Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp

Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi

Đề: cây thuốc chữa đau răng

Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng, Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu.

Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu

Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon

Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ

Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.

Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều

Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Bạch chỉ, cây thuốc giảm đau chống viêm

Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới, Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ

Quặn hoa Yersin: nhựa dùng đắp vết thương

Loài Chonemorpha megacalyx Pierre gặp ở Lào, Trung Quốc mà toàn cây có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, hạ áp, được dùng chữa gân cốt đau nhức, thận hư, đau lưng

Ngõa vi: thanh nhiệt lợi niệu

Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, hoạt huyết giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chỉ khái

Quyển bá móc: tác dụng thanh nhiệt giải độc

Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm, dùng dần, vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư thấp lợi niệu, tiêu viêm cầm máu, thư cân hoạt lạc

Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng

Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ