Chùm ngây: kích thích tiêu hoá

2018-07-31 09:20 AM
Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chùm ngây - Moringa oleifera Lam (M. pterygosperma Gaertn), thuộc họ Chùm ngây -Moringaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m. Lá kép thường lá ba lần lông chim, có 6 - 9 đôi lá chét hình trứng mọc đối. Hoa trắng có cuống, hơi giống hoa dâu, mọc thành chuỳ ở nách lá, có lông tơ; lá bắc hình sợi. Quả nang treo, có 3 cạnh, dài 25 - 30cm, hoa gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh dọc. Hạt màu đen, to bằng hạt đậu Hà Lan, tròn, có 3 cạnh và 3 cánh màu trắng dạng màng.

Cây ra hoa vào tháng 1 - 2.

Bộ phận dùng

Rễ và toàn cây - Radix et Herba Moringae.

Nơi sống và thu hái

Cây nguyên sản ở Ân Độ, được trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Thường trồng ở các tỉnh phía nam nước ta từ Quảng Nam - Đà Nẵng qua các tỉnh Nam Trung Bộ đến tận Kiên Giang (Phú Quốc), trong các vườn gia đình làm rau ăn. Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học

Vỏ rễ chứa gôm và 2 alcaloid là moringin và moringinin; moringin tươn g đồng với benzylanin cùng có trong vỏ thân, trong vỏ thân còn có (- sitosterol. Toàn cây chứa một lacton gọi là pterygospermin, một chất kháng khuẩn có tác dụng đối với vi khuẩn gram + và gram - và cả vi khuẩn ưa acid. Hoa chứa base vô định hình. Hạt chứa 33 - 38% một thứ dầu không màu, vị dịu, lâu hỏng, dùng ăn được và dùng trong hương liệu để định hướng một số hoa.

Tính vị, tác dụng

Rễ có tính kích thích, chuyển máu, gây trung tiện, làm dễ tiêu hoá, trợ tim và bổ tuần hoàn, làm dịu; có tác dụng tốt đối với thần kinh và gây sẩy thai cũng như vỏ cây. Quả có tác dụng làm giảm đau; hoa kích thích và kích dục, hạt làm dịu cơn đau. Gôm từ thân cây chảy ra, màu trắng cũng có tác dụng làm giảm đau nhức.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nhiều bộ phận của cây như quả, lá non, hoa, các nhánh non đều có thể dùng làm rau ăn nhưng phải nấu chín. Ở Lào, người ta cũng dùng các nhánh non có hoa và quả xanh dùng nấu ăn như rau. Ở Campuchia, người ta dùng lá và quả vào việc nấu món somlo. Lá cây có tính kích thích tiêu hoá và cây có tính lợi tiểu nên cũng được sử dụng trong điều trị bệnh lậu. Rễ là một bộ phận được sử dụng nhiều làm thuốc ở nhiều nước. Tại Ấn Độ, rễ được dùng như là chất kích thích trong các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng trong động kinh, là chất chuyển máu trong bệnh liệt và thấp khớp mạn tính, như là trợ tim và bổ cho tuần hoàn, cũng dùng chế dạng rượu thuốc thường dùng trong khi ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh, đau co thắt ruột, icteria và sự đầy hơi. Rễ và vỏ cây cũng dùng gây sẩy thai. Vỏ rễ dùng như thuốc chườm nóng làm dịu cơn co thắt. Ở Campuchia, vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống như là thức uống chóng lại sức. Ở Thái Lan, vỏ thân được dùng làm thuốc thông hơi. Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt. Hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp. Gôm nhựa từ cây chảy ra, dùng chữa đau răng; phối hợp với dầu vừng làm chế phẩm nhỏ tai trị bệnh đau tai.

Bài viết cùng chuyên mục

Mắm: cây dùng trị bệnh ngoài da

Nhân dân thường dùng để trị bệnh ngoài da và chủ yếu là trị ghẻ. Ở nhiều nước châu Mỹ, vỏ mắm dùng chữa bệnh phong dưới dạng cao lỏng hay cao mềm.

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh

Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt

Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.

Cà rốt: trị suy nhược

Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.

Hương thảo: thuốc tẩy uế

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Nấm bọc, tác dụng thanh phế

Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8

Bầu đất, cây thuốc giải nhiệt

Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng dùng làm rau trộn dầu giấm, Canh bầu đất được xem như là bổ, mát

Khoai na: thuốc lợi tiêu hoá

Vị cay, tính nóng, có độc, Củ có tác dụng lợi tiêu hoá, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ, lợi trung tiện.

Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang

Bung lai, thanh thử tiêu thực

Tính vị, tác dụng Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Lăn tăn: thuốc chữa đau dạ dày và ruột

Ở Inđônêxia cây được dùng chữa đau dạ dày và ruột. Ở Malaixia, người ta giã cây với một ít tỏi và muối và đặt vào bụng trẻ sơ sinh để trục giun ở ruột.

Muồng lá tù: nhuận tràng thông tiện

Muồng lá tù, còn được gọi là đậu ma, với tên khoa học Cassia obtusifolia L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường mọc hoang ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm cả Việt Nam.

Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng

Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.

Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu

Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.

Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ

Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.

Chè quay: cây thuốc dùng trị bệnh lậu

Hoa trắng, xếp dày đặc thành chuỳ dạng bông ở nách lá. Hoa có 8 lá đài, 8 cánh hoa có lông dài, 8 nhị, bầu giữa với 3 giá noãn

Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai

Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.

Cóc mẩn: hãm uống trị ho

Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi, cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn

Chè hàng rào: dùng làm thuốc tẩy trị giun

Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu, Cũng dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn

Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới

Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần

Bìm bìm núi, trị bệnh hôi mồm

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống như thuốc làm sạch. Lá được dùng ăn để trị bệnh hôi mồm

Bùm sụm, chữa đau nhức lưng

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu