Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù

2017-11-14 03:43 AM
Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoàng hoa, Nhất chi hoàng hoa - Solidago virgaurea L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm cao 20 - 70cm, có khi hơn; thân rễ có nhiều mấu; thân mọc đứng, tròn, chỉ phân nhánh ở phần mang hoa. Lá mọc so le, có cuống hoặc không có cuống đều hình trái xoan hay bầu dục, dài 4 - 10cm, rộng 1,5 - 4cm, có răng thô hoặc có mép nhẵn, và hơi có lông mềm. Cụm hoa đầu rộng 5 - 8mm hay hơn, xếp thành chùm ở ngọn; mỗi đầu có 5-10 hoa hình lưới bao quanh, màu vàng sáng, ở giữa có 10 - 20 hoa nhỏ hình ống. Quả có lông mào màu trắng. Có nhiều thứ.

Hoa tháng 9 - 10, quả tháng 10 - 11.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Solidaginis; thường gọi là Nhất chi hoàng hoa

Nơi sống và thu hái

Ở nước ta thường gặp thứ có quả bông nhẵn (var. leiocarpa Benth). Cây mọc hoang ở Cao Bằng, Lạng Son, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, trong các bụi, trong các rừng thưa, ở bìa rừng. Cũng được trồng làm cây cảnh vì hoa đẹp. Thu hái cây lúc đang có hoa, phơi trong râm ở nhiệt độ dưới 40 độ.

Thành phần hóa học

Trong cây có tinh dầu, tanin và các saponin; những chất đã biết là rutin, kaempferol - 3 - rutinoside, leiocarposide, benzyl - 2,6-dimethoxybenzoate, 3,5 –dimethoxy – 4 - acetoxycin- namyl angelate; matricaria este.

Tính vị, tác dụng

Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng trị: 1. Cảm mạo, viêm phần trên của đường hô hấp, đau hầu họng, viêm amygdal; 2. Ho, viêm phổi, lao phổi; 3. Viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, vết thương chảy máu, rắn cắn, viêm vú, viêm mủ da, nấm da chân và tay, mụn nhọt độc. Liều dùng 10-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài không kể liều lượng, lấy cây tươi giã nát đắp.

Bài viết cùng chuyên mục

Chanh ốc: được dùng chữa sâu răng

Người ta lấy ngọn hoa, lá non thái nhỏ, nấu canh ăn có vị ngọt như bột ngọt nên người ta gọi nó là rau mỳ chính

Đắng cay, cây thuốc tán hàn

Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản

Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.

Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh

Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc

Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang

Cải thìa: lợi trường vị

Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Cốc đá: chế thuốc giảm sốt

Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp

Cỏ bướm nhẵn: dùng giã lấy dịch chữa bệnh lậu

Cây mọc dựa ruộng, suối, lùm bụi ở độ cao 400 đến 1900m, gặp ở các tỉnh vùng cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, qua Nghệ An đến tận Lâm Đồng

Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương

Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương

Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh

Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun

Ba chạc Poilane: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Hoa hồng sáng hay đo đỏ, thành cụm hoa gần hình cầu, ở nách lá về phía cuối các cành ngọn. Quả nang, có 5 hạch, rộng khoảng 1cm, có u do những tuyến to ở ngoài.

Ngải rợm, lý khí chỉ thống

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sốt rét, viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, sưng đau hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa

Nhài dây: làm nước uống hạ sốt

Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.

Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy

Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da

Cang mai: chữa ho, cảm sốt

Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng

Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt

Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương

Mã đề kim: thanh nhiệt tiêu viêm

Mã đề kim là một loài cây thân thảo thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae). Cây có kích thước nhỏ, lá tròn, mọc sát mặt đất, tạo thành một thảm xanh mướt.

Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá

Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá, Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú

Bìm bìm vàng: tác dụng thanh nhiệt

Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp.

Bách hợp: cây thuốc chữa ho

Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.

Đót: cây thuốc trị ve chui vào tai

Thân lá dùng để lợp nhà, Cụm hoa già làm chổi, Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai.

Chua ngút đốm: dùng quả làm thuốc trừ giun

Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát, lá có phiến bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 4,5 đến 5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm.

Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.