- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng
Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng
Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngấy lá hồng - Rubus rosaefolius Sm., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.
Mô tả
Cây bụi sống nhiều năm có thể cao đến 2 - 3m với thân có lông mịn, có gai nhỏ, cong hay thẳng. Lá mọc so le, kép có cuống với 5 - 7 lá chét mọc đối, xoan thon, dài 2 - 4 (3 - 7)cm, rộng 1 - 2(1 - 3)cm, có lông, gân phụ 8 - 10 cặp, mép có răng kép; lá kèm hẹp, nhọn. Hoa 1 - 3 ở ngọn nhánh, thơm, có tuyến, có cuống; cuống hoa 2 - 3cm; lá đài thon nhọn, dài ra, có lông; gập xuống; cánh hoa tròn, trắng, nhị nhiều, lá noãn nhiều. Quả thành đầu tròn, to 2cm, màu đỏ.
Hoa tháng 4 - 5.
Bộ phận dùng
Rễ, lá - Radix et Folium Rubi Rosaefolii.
Nơi sống và thu hái
Loài của Nam Phi, Mađagascar, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản, Inđônêxia, Úc và Việt Nam. Ở nước ta thường gặp ở rừng thưa, vùng núi trên 1000m ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái. Cũng thường gặp trên các đồi, rừng quanh các làng, bụi rậm. Thu hái vào mùa hè và thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, ngọt và chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, thu liễm, trừ ho, cầm máu.
Công dụng
Quả ăn được. Hoa thơm. Rễ khô dùng sắc uống chữa đau bụng (Lào Cai).
Ở Trung Quốc được dùng trị: 1. Ho do viêm phổi, ho gà, khái huyết; 2. Đau răng, mồ hôi trộm;
Đau cơ và xương, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi.
Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.
Đơn thuốc
Ra mồ hôi trộm: Rễ Ngấy lá hồng 15g, nấu canh với thịt lợn ăn.
Đau cơ xương, đòn ngã: Rễ Ngấy lá hồng ngâm rượu uống. Bên ngoài giã chồi non đắp vào vết thương.
Ghi chú
Có một thứ var. coronarius Sims gọi là Bạch trà mi phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Ninh Bình), thường được trồng lấy hoa đẹp, có nhiều cánh hoa.
Bài viết cùng chuyên mục
Bạch cập, cây thuốc cầm máu
Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn
Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt
Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau
Bạc lá: cây thuốc làm trà uống
Cây gỗ cao khoảng 13m, có nhánh sần sùi với nhiều vết sẹo lá sít nhau, Lá cụm 3, 8 cái ở ngọn các nhánh, nguyên hình trái xoan hay ngọn giáo, nhọn thành mũi mảnh ở đỉnh.
Muồng biển, trị đái đường và bệnh lậu
Loài của Á châu nhiệt đới, được trồng làm cây cảnh ở Lạng Sơn, Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng ít phổ biến
Mướp sát: chữa táo bón
Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp
Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em
Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật
Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh
Lôi, chữa bệnh lậu
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà
Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương
Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són
Mua bà: trị ỉa chảy
Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Màn màn, chữa viêm đau khớp
Tuy có vị đắng, nhưng khi nấu lên thì sẽ biến chất. Người ta dùng hạt và toàn cây chữa viêm đau khớp do phong thấp, lao xương, dùng ngoài đắp rút mủ mụn nhọt độc và trị phong thấp tê đau
Chiêu liêu: có tác dụng trừ ho
Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột, quả xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh
Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu
Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc
Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.
Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng
Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Độc hoạt: cây thuốc chữa đau khớp
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 60-100cm. Thân: Màu tía, không lông, có rãnh dọc. Lá: Kép 2-3 lần lông chim, lá chét có răng cưa tù.
Niễng: chữa được bệnh về tim
Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.
Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu
Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Khồm, thuốc trị trướng bụng
Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang
Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích
Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.
Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.
Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng
Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.
Ngọc vạn vàng: trị miệng khô
Ngọc Vạn Vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.) là một loài lan quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Loài lan này có nhiều tên gọi khác như Hoàng thảo hoa vàng, Khô mộc hoa vàng, Thúc hoa thạch hộc.