- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lọ nồi Hải nam, Nang rừng Hải Nam- Hydnocarpas hainamensis (Merr.) Sleum, thuộc họ Chùm bao -Kiggelariaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn cao tới 15m, đường kính 30-50cm, nhánh không lông, xám vàng vàng. Lá có phiến hình trái xoan thuôn, dài 9-21cm, rộng 3,5-6cm, chót có mũi nhọn dài, gốc tù, dai, không lông, gân phụ 7-8 đôi, thường lồi hai mặt, mặt trên xám nâu, mặt dưới gần cùng màu; cuống lá dài 1 - 1,5cm. Cụm hoa chùm dạng tán, đơn tính, khác gốc, cao 5-7mm, 1-2 cái ở nách lá, không lông, hoa đực có 4-5 lá đài, 4-5 cánh hoa, 10-12 nhị; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, 15 nhị lép, bầu 1 ô, hình trứng, có 3-6 giá noãn. Quả hình cầu to 4-5cm, vàng vàng hay nâu nâu, phủ lông màu nâu đen, chứa khoảng 20 hạt hình trứng hay trái xoan 3 góc, to 2,5 x 1,5cm.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Hydnoccarpi Hainamensis, thường dùng ở Trung Quốc với tên Đại phong tử.
Nơi sống và thu hái
Cây phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam.
Ở nước ta cây mọc ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú (Tam Đảo) Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... trong các rừng nhiệt đới thường xanh. Người ta cũng thu hái quả vào mùa quả chín (tháng 9-10) rồi đập vỡ vỏ lấy hạt phơi khô.
Thành phần hoá học
Nhân hạt chứa dầu. Thành phần chủ yếu của dầu này là glycerid của acid chaulmoogric.
Tính vị, tác dụng
Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị phong hủi và các bệnh ngoài da.
Bài viết cùng chuyên mục
Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt
Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt
Kê: thuốc chữa ho
Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích
Náng: lợi tiểu và điều kinh
Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế
Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm
Hồng hoa: cây thuốc chữa bế kinh đau kinh
Hồng hoa là một loại thảo dược quý giá, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về phụ khoa, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến kinh nguyệt như bế kinh, đau bụng kinh.
Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ
Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu
Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản
Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.
Lan gấm, thuốc tiêu viêm
Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu
Nho dại: dùng trị phong thấp
Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú.
Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ
Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này
Me nước, trị bệnh đái đường
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc
Muồng trĩn, dùng trị ho
Chaksine là chất làm giảm sút hoạt động của tim, hô hấp và thần kinh, trung tâm hành tuỷ và cả ruột, không có tác dụng đối với cơ vân
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Mã đậu linh lá to, trị thuỷ thũng
Công dụng, Quả cũng được dùng như các loại Mã đậu linh khác. Rễ được dùng như Mã đậu linh khác lá
Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy
Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ
Mơ tròn, trị lỵ trực trùng
Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Bùng chè: chữa viêm phế quản
Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi.
Lan đất hoa trắng, thuốc cầm máu
Loài của Á châu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đến Inđônêxia, Bắc úc châu và các đảo Tây Thái Bình Dương. Cây mọc hoang trong thung lũng
Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp
Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An
Lục lạc mũi mác, cây thuốc
Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng