- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lấu, Lấu đỏ, Men sứa - Psychotria rubra (Lour.) Poir (P. reevesii Wall) thuộc họ cà phê - Rubiaceae.
Mô tả
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ 1 - 9m, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục thuôn, rộng nhiều hay ít, thon hẹp dài dài về phía gốc, nhọn mũi, dài 8 - 20cm, rộng 2 - 7,5cm, màu lục hay nâu lục, có khi nâu đỏ ở mặt trên, sáng màu hơn ở dưới, dạng màng. Hoa màu trắng nhạt, thành xim phân nhánh ở ngọn. Quả hạch bầu dục, có khi gần hình cầu, mang đài hoa tồn tại, dài 5 - 7mm, màu đỏ có 2 hạch phẳng - lồi, với 5 cạnh và rãnh lưng. Hạt 1 trong mỗi ô, màu đen.
Ra hoa vào tháng 5 - 7.
Bộ phận dùng
Rễ, lá - Radix et Folium Psychotriae Rubrae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Rất phổ biến khắp nước ta, trong các rừng thưa, các savan cây bụi từ Vĩnh Phú, Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị: 1. Cảm mạo, bạch hầu, viêm amygdal, viêm họng; 2. Kiết lỵ, sốt thương hàn; 3. Thấp khớp đau nhức xương, đau lưng. Lá dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, vết thương chảy máu, rắn cắn, viêm mủ da, đụng giập. Dùng rễ 15 - 30g sắc nước uống hoặc dùng lá tươi 30 - 90g. Lá có thể dùng nấu nước rửa hoặc giã làm thuốc đắp. Cũng có thể dùng cành lá nấu nước ngâm chữa sâu răng, đau tai. Còn dùng để khử mùi tanh và giải độc thức ăn (ví dụ nấu nước để ngâm rửa).
Đơn thuốc
Tuệ Tĩnh, trong Nam dược thần hiệu, đã nêu một số ứng dụng của Lấu:
Chữa ỉa chảy: Dùng lá lấu, Củ nâu hay lá Sim, mỗi thứ một nắm sắc uống.
Chữa sau khi đẻ đi lỵ và đau bụng: Dùng vỏ cây lấu, vỏ cây vải, mỗi thứ một nắm sắc uống.
Chữa mụn lở chảy nước: Dùng lá lấu nấu nước rửa và rắc bột lá lấu khô thì ráo mủ gom miệng.
Ngày nay ta thường dùng một số công thức:
Băng huyết, đái ra máu: Lá lấu 16 - 20g, phối hợp thêm lá Tiết dê, lá Huyết dụ, giã nát, thêm nước, gạn uống.
Kiết lỵ: Rễ lấu 8 - 16g sắc nước uống.
ở Trung Quốc, người ta còn sử dụng lấu để trị:
Bạch hầu: Lá Lấu tươi tuỳ theo tuổi mà sử dụng, sắc nước chia làm 4 lần uống, dưới 1 tuổi 35g, 1 - 3 tuổi 70g; 4 - 5 tuổi 90g; 6 - 10 tuổi 150g.
Thương hàn: Dùng rễ khô và lá tán bột, người lớn 2 - 3g, trẻ em 0,5g ngày uống 3 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Huỳnh đường: thuốc làm tan sưng
Huỳnh đường là một loại gỗ quý hiếm, được biết đến với màu sắc vàng óng ánh đặc trưng và vân gỗ đẹp mắt.
Bông vàng, uống làm thuốc tẩy
Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì
Mùi tàu: tiêu thức ăn giải độc chất tanh
Mùi tàu, hay còn gọi là rau mùi tàu, ngò tàu, ngò gai, với tên khoa học Eryngium foetidum L., là một loại cây thảo mộc thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).
Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc
Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục
Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét
Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Nhuỵ lưỡi lá nhỏ: dùng trị sưng amydal cấp tính
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ hoạt huyết, lợi thấp tiêu thũng
Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa
Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới.
Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái
Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.
Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng
Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.
Hợp hoan thơm, cây thuốc đắp vết thương
Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương, Ở Ân Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố
Mộc: dùng làm thuốc trị đau răng
Hoa cũng có thể dùng nấu với dầu vừng làm một loại mỹ phẩm thơm cho tóc. Vỏ cũng dùng nấu nước uống để làm cho sáng mắt và tăng sắc đẹp.
Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi
Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.
Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc
Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.
Hoạt bi: cây thuốc trị tê thấp
Thường là cây bụi hoặc cây nhỏ. Lá đơn hoặc kép, mép lá có thể trơn hoặc răng cưa. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm. Quả thường nhỏ, hình cầu hoặc bầu dục.
Kháo vàng bông: thuốc giãn gân
Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.
Bung lai, thanh thử tiêu thực
Tính vị, tác dụng Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm
Quả nổ bò: làm thuốc đắp trị mụn nhọt và loét
Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc đến Malaixia, cây mọc ở rừng thưa, trên vùng núi đá vôi, những nơi có cỏ khắp nước ta
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Bướm bạc trà: trị bệnh sốt
Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.
Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc
Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.
Lục lạc sợi, chữa sưng họng
Hạt rang dùng như cà phê. Ta thường dùng làm thuốc chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Ân Độ, hạt dùng để lọc máu trong bệnh chốc lở, vẩy nến; còn dùng làm thuốc điều kinh
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật
Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.
Cách: cây thuốc trị phù do gan
Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.