- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Thài lài: chữa viêm họng sưng amygdal
Thài lài: chữa viêm họng sưng amygdal
Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thài lài, Rau trai, Trai thường - Commelina communis L., thuộc họ Thài lài - Commelinaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm cao 20 - 60cm, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm. Rễ dạng sợi. Thân phân nhánh, thường rạp xuống, đâm rễ ở các đốt. Lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc, dài 4 - 9cm, rộng 1,5 - 2cm, không cuống. Cụm hoa xim không cuống, có những lá bắc dạng mo bao quanh nom như con trai, trong mỗi mo có 2 hoa. Hoa có 3 lá đài màu xanh và 3 cánh hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu, có 4 hạt.
Hoa tháng 5 - 9, quả tháng 6 - 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Commelinae, thường gọi là áp chích thảo.
Nơi sống và thu hái
Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ở ruộng khắp vùng Viễn đông. Ở nước ta và một số nước khác, người ta hái các ngọn non làm rau luộc hay nấu canh ăn nên có tên là rau Trai. Người ta lấy toàn cây quanh năm để làm thuốc, mang về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học
Trong cây có delphin, commelinin, flavocommelin, awobanin. Hạt chứa dầu béo.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp; 2. Viêm amygdal cấp, viêm hầu họng; 3. Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục; 4. Viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ. Liều dùng 30 - 40g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.
Đơn thuốc
Chữa viêm họng, sưng amygdal: Dùng rau Trai tươi 30g sắc uống hoặc dùng 90 - 120g cây tươi giã nát, chiết nước cốt uống thường xuyên.
Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít; Rau Trai 30g, Cỏ xước, Mã đề đều 30g, sắc uống.
Chữa phong thấp, viêm khớp và phù tim: Rau Trai thái nhỏ và Đậu đỏ, đều 40g nấu ăn, uống cả nước.
Viêm phần trên đường hô hấp: Rau Trai 30g, Bồ công anh, Dâu tằm 30g, sắc nước uống.
Chữa rắn cắn: Rau Trai 16g rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn, ngày làm 1 - 2 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá
Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá, Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú
Mã đậu linh: chữa viêm dạ dày ruột
Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng, dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc, Liều dùng 4, 6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.
Mộc: dùng làm thuốc trị đau răng
Hoa cũng có thể dùng nấu với dầu vừng làm một loại mỹ phẩm thơm cho tóc. Vỏ cũng dùng nấu nước uống để làm cho sáng mắt và tăng sắc đẹp.
Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa
Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử
Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt
Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun, nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết
Lạc thạch, thuốc trị đau lưng
Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương
Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng
Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.
Lục lạc dây, trị hen và ho
Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương
Ngưu tất: hạ cholesterol máu
Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.
Linh đồi: trị ho
Cụm hoa xim co khác gốc ở nách lá, Hoa thơm, màu trắng, lục hay vàng cao cỡ 2mm, bầu có ít lông.
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Guồi tây, cây thuốc đắp mụn nhọt
Lá có độc, khi đem hơ nóng, được dùng đắp làm mưng mủ mụn nhọt, Thịt quả trắng, có nhiều dịch, rất thơm, vị chua, dùng ăn ngon
Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.
Mỏ quạ ba mũi: thanh nhiệt lương huyết
Mỏ quạ ba mũi (Maclura tricuspidata Garr) là một loài cây thuộc họ Dâu tằm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và đời sống hàng ngày. Cây có nhiều tên gọi khác như Vàng lồ ba mũi, Cây chá.
Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng
Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.
Chòi mòi bụi: dùng chữa bệnh hoa liễu
Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung, Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư
Nấm cà: cây thuốc
Nấm cà mọc đơn độc hay thành cụm lớn trên đất nhiều chất hữu cơ, trên đất vườn vào mùa xuân hè và thu, nhất là từ tháng 4 tới tháng 5 ở Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nội
Ngải giun, tác dụng trị giun
Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa
Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt
Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.
Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm
Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân
Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương
Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.
Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc
Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau
Bạch truật: cây thuốc bổ
Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.
Keo trắng, thuốc làm săn da
Loài của Ân độ, Mianma, Thái lan, Việt Nam và quần đảo Malaixia, Thường gặp trong các rừng rụng lá và các savan, ở cao độ thấp vùng Ninh thuận
Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.