Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét

2018-10-09 02:41 PM
Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quế rành, Quế trèn, Trèn trèn - Cinnamomum burmanii (Nees et T. Nees) Blume (Laurus burmanii C. G. et Th. Nees), thuộc họ Long não - Lauraceae.

Mô tả

Cây gỗ cao 6 - 11m, thân thẳng, nhánh không lông, vỏ xám, bóng. Lá có phiến bầu dục dài, dài 9 - 12cm, rộng 3 - 4,5cm, đầu nhọn, có mũi, gốc tù, không lông, xanh đậm cả hai mặt; cuống lá 8 - 10mm. chùy hoa ngắn, yếu, cuống hoa dài 8mm. Quả mọng tròn, có mũi, to bằng đầu đũa.

Hoa tháng 5 - 8.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ, vỏ thân, lá cành - Cortex Radicis, Cortex, Folium et Ramulus Cinnamomi Burmannii.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Inđônêxia. Cây mọc ở rừng xanh ở độ cao giữa 500m và 1500m từ Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá qua Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, tới Khánh Hoà, Lâm Đồng. Thu hái vỏ ở cây lớn và cũng chế biến như vỏ Quế, vỏ thân tốt hơn vỏ cành. Thu hái lá quanh năm.

Thành phần hóa học

Vỏ cũng chứa hai loại tinh dầu, một loại nhẹ hơn nước, một loại nặng hơn. Cả hai đều có mùi vị giống xá xị. Loại dầu này gồm chủ yếu là aldehyd cinnamic với một ít Long não. Ở Inđônêxia, Quế rành có tên là Quế Padang có hàm lượng tinh dầu khá cao (3,5%).

Tính vị, tác dụng

Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây. Vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn, ôn trung chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Gỗ dùng trong xây dựng. Vỏ nghiền ra lẫn với các chất kết tụ dùng làm hương. Tinh dầu trong kỹ nghệ xà phòng và làm thuốc.

Ở Malaixia, người ta dùng bằng nhiều cách để trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét. Ở Trung Quốc, vỏ thân, vỏ rễ... được dùng trị đau dạ dày do hư hàn, chán ăn, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương, đau lưng và dùng ngoài trị đòn ngã sưng đau, mụn nhọt sưng lở, ngoại thương xuất huyết. Liều dùng vỏ 6 - 10g, dạng thuốc sắc hoặc 1,5 - 3g bột dùng uống. Dùng ngoài, giã ra và thêm rượu dùng đắp hoặc đắp bột vào vết thương.

Ở Inđônêxia, người ta dùng Quế rành làm gia vị và làm thuốc thay quế Quan hay Quế Xri Lanca.

Đơn thuốc

Đau dạ dày: vỏ Quế rành 9g, sắc uống.

Phong thấp đau nhức khớp mạn tính: vỏ Quế rành 6g, rễ Vú bò (Ficus simplicissima) 30g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Giáng hương ấn: cây thuốc ỉa chảy mạn tính

Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng, ở Malaixia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp.

Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh

Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng

Lục lạc mụt, trị bệnh sốt

Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc

Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp

Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi

Lấu bò, thuốc giảm đau

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô

Lan gấm, thuốc tiêu viêm

Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu

Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng

Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác, Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém

Nấm mối: tác dụng ích vị

Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.

Đỉnh tùng, cây thuốc cầm ho

Hạt ép dầu dùng chế sơn, nến, dầu hoá cứng, Hạt dùng làm thuốc có tác dụng nhuận phế, cầm ho, tiêu ứ

Bạc thau đá, cây thuốc trị ho

Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông

Hoa tím: cây thuốc long đờm

Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc

Chút chít răng: dùng trị các bệnh ngoài da

Cây chút chít răng (Rumex dentatus L.) là một loài cây thuộc họ Rau răm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ngoài da.

Mã đề Á, thanh nhiệt lợi niệu

Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acid planten olic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric

Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu

Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường

Bạch đàn lá liễu, cây thuốc chữa ho

Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm. Cụm hoa tán ở nách lá

Cần tây: chữa suy nhược cơ thể

Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.

Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy

Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da

Bông vàng lá hẹp: làm thuốc sát trùng

Gốc ở Brazil, được nhập trồng làm cảnh ở Cần Thơ, và vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở Trung Quốc, người ta sử dụng cây làm thuốc sát trùng, diệt bọ gậy.

Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp

Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.

Dứa sợi gai nhỏ, cây thuốc chiết hecogenin

Lá chứa các steroid sapogenin mà chất chính là Hecogenin, Lá cây chứa saponaza có thể chuyển đổi saponin của củ các loài Dioscorea thành diosgenin

Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc

Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô

Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp

Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm

Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.

Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ

Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.

Cỏ lá tre: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm

Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.