- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt
Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt
Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu đen, Đậu trắng, Đậu tía - Vigna unguiculata (L., ) Walp subsp, cylindrica (L.) Verdc, thuộc họ Đậu -Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc hàng năm, thường đứng, có khi leo, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ; lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20 - 30cm; hoa màu tím nhạt. Quả đậu mọc thẳng đứng hay nghiêng, dài 7 - 13cm, chứa 8 - 10 hạt xếp dọc trong quả, to hơn hạt Đậu xanh, thường dài 5 - 6mm.
Bộ phận dùng: Hạt của loại có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (Đậu đen xanh lòng) - Semen Vignae Unguiculatae.
Nơi sống và thu hái
Phân loài này được xem như một nhóm giống trồng (cv. group biílora) chỉ được trồng nhiều ở châu Phi và châu Á. Đậu đen cùng với nhiều loại đậu khác được trồng, có màu sắc hoa, vỏ quả và hạt khác nhau nhưng đều cùng thuộc phân loài trên. Thuộc nhóm cây Đậu đen, có các loại Đậu khác có quả mọc đứng, chứ không thõng xuống như đậu dải. Có một số giống trồng sau đây:
Đậu cả, Đậu trắng có hạt xoan, màu trắng kem, có tễ đen, trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam, dùng làm miến "Song thân".
Đậu đen có hoa tím, quả hình dải, có hạt nhỏ hình trụ, màu đen, trồng ở Bắc Việt Nam, ở Campuchia, dùng nấu chè và nấu xôi Đậu đen.
Đậu đỏ, Đậu tía có cây thấp lùn, với hoa tím và hạt hình thận, màu đo đỏ, ít được trồng hơn.
Đậu đen được trồng phổ biến như Đậu xanh. Trồng vào mùa hè, thời gian sinh trưởng 80 -90 ngày.
Thành phần hoá học
Hạt chứa 24,2% protid, 1,7% lipid; 53,3% glucid; 2,8% tro; calcium 56mg%, phosphor 354mg%, sắt 6,1mg% caroten 0,06mg%, vitamin B1 0,51mg%, vitamin B2 0,21mg%, vitamin PP 3mg%. Hàm lượng các acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao, tính theo g%: lysin 0,97% metionin 0,31%, tryptophan 0,31; phenylalanin 1,1%; alanin 1,09, valin 0,97, leucin 1,26, isoleucin 1,11, arginin 1,72; histidin 0,75. Hạt cũng chứa stigmasterol nên có thể dùng thay được đậu tương.
Tính vị, tác dụng
Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị phong nhiệt, (phát sốt, sợ gió, nhức đầu hoặc trong ngực nóng khó chịu), làm thuốc bổ khí, chữa can thận hư yếu, suy nhược, thiếu máu. Liều dùng hàng ngày 20 - 40g hay hơn, luộc ăn, nấu chè hay đồ. Là thuốc giải độc Ban miêu, Ba đậu. Dùng trong Đông y để chế thuốc như nấu với Hà thủ ô, làm giảm độc, lại có tác dụng bổ thận thuỷ. Còn dùng chế Hàm đậu xị (Đậu xị muối) và Đạm đậu xị (Đậu xị nhạt). Đậu đen có công năng chữa bệnh nhiệt đối với người ở xứ nóng trong mùa viêm nhiệt, nắng nóng, nên nhân dân ta thích dùng đậu này nấu chè ăn thường trong mùa nóng.
Tuệ Tĩnh, trong Nam dược thần hiệu đã nêu lên một số phương thuốc trị bệnh bằng đậu đen:
Chữa đau bụng dữ dội: Dùng đậu đen 50g sao cháy sắc với rượu uống hoặc sắc với nước rồi chế thêm rượu vào uống.
Chữa bỗng dưng lưng sườn đau nhức: Dùng Đậu đen 200g ngâm rượu uống.
Chữa liệt dương: Dùng Đậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm uống.
Chữa sau khi đẻ bị trúng gió nguy cấp, hoặc tay chân tê cứng, chóng mặt sây sẩm: Dùng Đậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày, đem uống và đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa can hư, mắt mờ, ra gió thì chảy nước mắt: Dùng Đậu đen đồ lên, chứa vào mật con bò đực, phơi gió cho khô, uống mỗi lần 27 hạt.
Chữa tiêu khát (đái đường) do thận hư: Dùng Đậu đen, Thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm viên uống với nước sắc Đậu đen làm thang.
Bài viết cùng chuyên mục
Móc diều: trị phong hàn cảm mạo
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.
Gối hạc bằng, cây thuốc làm se
Rễ củ và thân cây có tính làm se và có nhầy, Cây có những tính chất trừ lao do tinh dầu ngăn cản sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis
Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy
Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.
Bùm sụm, chữa đau nhức lưng
Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu
Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang
Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban
Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó
Cải cúc: giúp tiêu hoá
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột
Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.
Mua bà: trị ỉa chảy
Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.
Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng
Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.
Lục lạc sợi, chữa sưng họng
Hạt rang dùng như cà phê. Ta thường dùng làm thuốc chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Ân Độ, hạt dùng để lọc máu trong bệnh chốc lở, vẩy nến; còn dùng làm thuốc điều kinh
Mùi tây: kích thích hệ thần kinh
Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt.
Cóc (cây): sắc uống để trị ỉa chảy
Quả có thịt cứng, nhiều dịch màu vàng có vị chua, thường dùng ăn, ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp với vỏ Chiêu liêu nghệ được dùng sắc uống để trị ỉa chảy
Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn
Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.
Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc
Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục
Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương
Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.
Ngõa lông: kiện tỳ ích khí
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong
Bạch đầu nhỏ, cây thuốc trị cảm mạo
Cây thảo sống hằng năm, cao 50, 70cm, phần nhánh từ khoảng giữa, Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng
Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái
Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.
Kim cang lá xoan, thuốc trị tê thấp
Cũng như các loại Kim cang khác, thân rễ dùng được làm thuốc trị tê thấp, đau nhức chân tay, lỵ không chảy máu và bệnh hoa liễu
Quặn hoa vòi lông: dùng chữa bệnh hoàng đản của phụ nữ có thai
Dây leo to, dài tới 20cm, cành có lông vàng dày. Lá có phiến xoan ngược, dài 12 đến 25cm, rộng 7 đến 15cm, đầu tù có mũi nhọn, gốc tròn hay hơi cắt ngang, mặt trên có lông thưa
Keo giậu, thuốc trị giun
Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun
Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.
Giam: cây thuốc dùng trị sốt
Lá non rất đắng; nếu phơi khô, nghiền bột và nấu chín có thể dùng làm thức ăn, gây kích thích sự ăn ngon miệng.
Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư
Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.