- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực
Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực
Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngũ gia hương - Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
Mô tả
Cây bụi nhỏ, cao 1 - 7m, cành vươn dài, có gai, sống dựa. Lá kép mọc so le, thường gồm 3, có khi 4 - 5 lá chét, dài 2 - 8cm, rộng 1,5 tới 4cm, mép lá khía răng, đôi khi có gai ở gân giữa, cuống lá có bẹ và gai. Cụm hoa phân nhánh gồm 3 - 7(10) tán mọc ở ngọn nhánh. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu vàng lục, nhị 5, bầu 2 ô. Quả hình cầu, hơi dẹt, khi chín màu đen, chứa hai hạt.
Hoa tháng 8 - 9, quả tháng 11 - 12.
Bộ phận dùng
Vỏ (rễ, thân) - Cortex Acanthopanacis Trifoliali, thường gọi là Ngũ gia bì.
Rễ, lá, cành nhỏ cũng được dùng, thường gọi là Bạch lặc.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ấn Độ, các nước Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản tới Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang ở núi cao trong các rừng thưa ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Hà. Thu hoạch vỏ rễ, vỏ thân vào mùa hạ, mùa thu. Ủ cho thơm, phơi trong bóng râm, chỗ thoáng gió, tới khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch phơi khô. Lá thu hái vào mùa hè, mùa thu, dùng tươi.
Thành phần hoá học
Vỏ cây chứa saponin triterpen, acid oleanolic, acid kaurenoic.
Tính vị, tác dụng
Vỏ cũng có tính vị, tác dụng như vỏ Ngũ gia nhỏ. Rễ lá có vị đắng và cay, tính mát, có mùi thơm; có tác dụng hoạt huyết hành khí, tán ứ chỉ thống, khử phong thanh nhiệt; có sách ghi là khư phong trừ thấp, thư cân hoạt huyết, tiêu thũng giải độc.
Công dụng
Vỏ được coi như vị thuốc bổ. Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ, ngoài ra còn dùng làm thuốc chữa bệnh phụ khoa, chữa đàn ông liệt dương, chữa các bệnh dạ dày, nhất là nó còn có hiệu lực để chữa bệnh chậm lớn của trẻ em. Vỏ ngâm rượu cũng dùng chữa bệnh tê thấp.
Rễ và cành dùng chữa: 1. Cảm mạo sốt cao, ho đau ngực; 2. Đau lưng, phong thấp đau nhức khớp; 3. Đau dạ dày, viêm ruột, đau bụng ỉa chảy; 4. Vàng da, viêm túi mật; 5. Sỏi niệu đạo, bạch đới; 6. Gẫy xương, viêm tuyến vú.
Dây 30 - 60g, sắc uống. Dùng ngoài chữa đòn ngã, eczema, mụn nhọt và viêm mủ da, giã rễ tươi và lá đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, tắm.
Cành nhỏ nấu lên rửa, tắm chữa ngứa, ghẻ. Rễ và lá của nó cùng với hoa Cúc trắng giã nhỏ đắp mụn nhọt và nứt kẽ chân cũng có công hiệu.
Bài viết cùng chuyên mục
Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức
Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược, Củ Thược dược hoa đỏ Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Muồng trâu, dùng chữa táo bón
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở
Bông vải, dùng hạt để trị lỵ
Ở Ân Độ, người ta dùng hạt để trị lỵ, và có thể làm thuốc bổ phổi. Dầu hạt dùng làm tan các vết chàm và vết tàn nhang ở da
Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa
Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới.
Chua ngút dai: dùng trị giun đũa
Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.
Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.
Nam mộc hương, làm thuốc để trị lỵ
Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp
Đơn răng cưa: cây thuốc tránh ỉa chảy
Lá được dùng để ăn với nem, ăn gỏi thịt nhằm trừ độc thức ăn và tránh bệnh ỉa chảy, Lá cũng được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, ghẻ.
Đậu biển, cây thực phẩm
Cây có tác dụng cố định các đụn cát ven biển, nhờ bộ rễ phát triển mạnh, Hạt và quả non ăn được, Ở Malaixia, các hoa thơm được dùng làm rau ăn
Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt
Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt
Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù
Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim
Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu
Choại: uống trị các cơn sốt
Ở Malaixia, người ta dùng nước sắc của cây và dịch của nó để uống trị các cơn sốt, nước hãm cây dùng đắp vào đầu để hạ nhiệt, làm mát.
Cải cúc: giúp tiêu hoá
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy
Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Đơn hẹp: cây thuốc chữa đau đầu
Cây mọc hoang và cũng thường được trồng phổ biến khắp nơi làm cây cảnh vì hoa đẹp. Còn phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Malaixia.
Chay: đắp vết thương để rút mủ
Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.
Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
Mã đậu linh lá to, trị thuỷ thũng
Công dụng, Quả cũng được dùng như các loại Mã đậu linh khác. Rễ được dùng như Mã đậu linh khác lá
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp
Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.