Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng

2018-07-30 04:09 PM
Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn, còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phục linh - Poria cocos (Schw.) Wolf., thuộc họ Nấm lỗ - Polyporaceae.

Mô tả

Nấm mọc hoại sinh trên rễ cây thông. Quả thể hình khối to, có thể nặng tới 5kg nhỏ cũng có thể bằng nắm tay, mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi hình bướu, cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng hoặc hồng xám có khi có rễ thông ở giữa nấm.

Bộ phận dùng

Quả thể nấm - Poria, thường gọi là Phục linh.

Thường người ta phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, loại có rễ thông đâm xuyên giữa gọi là Phục thần.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc trong rừng có thông, nằm sâu dưới một lớp đất mặt 20 - 30cm. Thường phát triển ở vùng núi hướng về phía mặt trời, khí hậu ấm áp, thoáng, độ cao trung bình, không bị gió bấc thổi, chất đất cát mịn toi xốp. Đã tìm thấy ở Hà Giang, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Gia Lai. Đang nghiên cứu trồng ở Sapa, Tam Đảo. Thu hoạch nấm vào tháng 10 - 11 sau tiết lập thu. Khi đào lên, người ta ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên, thái mỏng 2 - 3mm, phơi hay sấy khô. Khi dùng thì sắc với thuốc thang.

Thành phần hóa học

Trong quả thể Phục linh có acid pachymic, acid tumulosic, acid eburicoic, acid pinicolic, pachyman.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh.

Liều dùng

9 - 15g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc

Chữa tim yếu hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên, hay quên, mất trí, tinh thần suy nhược, ăn uống kém sút, rũ mỏi thích nằm; Phục thần, Đẳng sâm, Liên nhục, Long nhãn, Đại táo, đều 16g; Táo nhân sao, Viễn chí, Xương bồ đều 8g, sắc uống, hay tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 10 - 12g.

Chữa phù thũng mắt, mặt, chân tay đều phù, bụng trướng. Vỏ Phục linh, vỏ Quýt cũ (Trần bì), vỏ quả Cau, vỏ rễ Dâu, vỏ Gừng sống, mỗi vị 15 - 20g hoặc thêm vỏ cây Dướng, Mộc thông bằng các vị trên cùng sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Bài viết cùng chuyên mục

Cảo bản: lưu thông khí huyết

Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.

Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da

Lức dây, có tác dụng hạ nhiệt

Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola

Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau

Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt

Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy

Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy

Lấu ông: cây thuốc

Lấu ông, một loài cây thuộc họ Cà phê, là một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Cây thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét

Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép

Ngải lục bình, chữa nóng sốt

Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc

Cần dại: trị phong thấp

Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Nghể: giải nhiệt chữa ho

Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.

Chạc ba: đắp làm liền gân

Loài của ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh

Cáp hàng rào: làm thuốc điều hoà kinh nguyệt

Ở Ân Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt, chuyển hoá tăng trương lực và dùng trị các bệnh ngoài da

Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt

Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.

Cách thư lá trắng: trị phong thấp và lao lực

Lá mọc so le, phiến lá thon dài 3-19,5 cm, rộng 1,2-5,5 cm, gốc nhọn, chóp tù. Mặt trên lá khô có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông. Gân phụ 10-15 đôi.

Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản

Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.

Móng bò Champion: hoạt huyết

Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Muồng nhiều hoa: dùng trị cảm mạo

Muồng nhiều hoa, với tên khoa học Cassia fistula L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường được trồng làm cảnh và cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Móc cánh hợp: cây thuốc

Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.

Khuy áo nhẵn, thuốc khư phong

Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm

Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức

Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược, Củ Thược dược hoa đỏ Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược

Mao lương Quảng Đông: giải độc, tiêu viêm

Dùng ngoài, nghiền cây tươi làm thành viên như hạt đậu và đắp vào chỗ huyệt châm cứu và khi thấy da nóng như muốn phồng lên thì lấy thuốc ra.

Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt

Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,

Lộc mại nhỏ: trị táo bón

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.

Keo đẹp: thuốc long đờm

Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.