- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận
Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khoai vạc, Củ cái, Củ mỡ, Củ cầm, Củ đỏ, Củ tía, Khoai tía, Khoai ngà, Khoai long, Khoai bướu, Khoai mỡ, Khoai trút, Khoai ngọt - Dioscorea alata L. Thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.
Mô tả
Cây thảo leo dài, củ to, thường đơn độc, có khi xếp 2 - 4 củ tuỳ thứ; hình dạng củ rất thay đổi, hoặc tròn, hoặc hình trụ, dạng con thoi, gần hình cầu, nguyên hay xẻ ngón, mọc sâu hay lộ thiên, có vỏ tím hay nâu xám, có lông; ruột củ màu trắng, màu ngà, hay có khi màu tía; chất bột hơi dính. Thân nhẵn, có hình bốn cạnh, có cánh ở các cạnh. Lá đơn, hình tim to, mọc đối, nhẵn, dài tới 15cm, rộng 14cm, có 5 gân; phiến lá mềm, nguyên. Hoa mọc khác gốc, thành bông, trục khúc khuỷu, cụm hoa cái thõng xuống. Quả nang có 3 cánh; hạt có cánh màu nâu đỏ. Cây đôi khi cũng có củ đeo như Khoai dái.
Bộ phận dùng
Củ - Rhizoma Dioscoreae Alatae.
Nơi sống và thu hái
Loài của vùng Ân độ - Malaixia, được trồng nhiều ở châu Phi. Ở nước ta, cây trồng khắp nông thôn để lấy củ ăn; củ có khi to hay rất to, nặng 4 - 50kg.
Thành phần hoá học
Sơ bộ biết có alcaloid độc.
Tính vị, tác dụng
Củ tươi chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ tỳ thận nhưng hoạt lực kém hơn.
Công dụng
Người ta thường dùng củ ăn như Khoai vừa lành vừa bổ dưỡng. Lương y Lê Trần Đức cho biết trong trường hợp kém ăn, gầy gò hay đái đục, đái tháo, di mộng tinh, nấu cháo củ Mài hay củ mỡ ăn thì sẽ biết đói, ăn ngon cơm, vừa béo người, chắc bắp thịt, mà hết các chứng thận hư, mỏi lưng gối, tiết tinh, đái đục. A. Pételot cho biết là theo Loureiro, Khoai vạc được dùng tốt để dưỡng sức cho người bị bệnh táo, các bệnh về phổi; còn theo R.P. Robert thì củ này có hiệu quả tốt đối với bệnh thận và lách.
Ở Ân độ, củ được dùng trị bệnh phong, trĩ và lậu.
Bài viết cùng chuyên mục
Bưởi bung: tác dụng giải cảm
Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Mần tưới: tác dụng hoạt huyết
Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.
Muồng nhiều hoa: dùng trị cảm mạo
Muồng nhiều hoa, với tên khoa học Cassia fistula L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường được trồng làm cảnh và cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.
Mạ sưa, chữa viêm ruột
Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh
Cà dại quả đỏ: trị viêm phế quản mạn tính
Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.
Dướng nhỏ, cây thuốc trị tổn thương
Ở nước ta, cây phân bố từ Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình tới Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh, thường mọc dại trong rừng thứ sinh
Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da
Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay
Hóa hương: cây thuốc diệt sâu bọ
Lá được dùng diệt sâu bọ, làm thuốc duốc cá và chữa bệnh ngoài da. Quả và vỏ cây được dùng trong việc nhuộm vải.
Cát đằng thơm: trị tai điếc
Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc
Cà: chữa các chứng xuất huyết
Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.
Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh
Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.
Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc
Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại
Ngô thù du lá xoan: dùng trị đau dạ dày
Ở Trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ
Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này
Lucuma, Lêkima, cây thuốc
Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng
Kê chân vịt, thuốc làm săn da
Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ
Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu
Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt
Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng
Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá
Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh.
Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu
Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.