- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bàm bàm nam hay Dây tràm - Entada pursaetha DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Dây leo to hoá gỗ, nhẵn hoặc với chỉ ít lông rải rác. Lá kép lông chim, có cuống dài 3,5 - 7,5cm, trục dài 5 - 15cm. Lá chét 3 - 4 đôi; hình trái xoan tới bầu dục - ngọn giáo, dài 2,5 - 7cm, rộng 1,3 - 3,5cm, nhọn hoặc tù, rách mép hoặc chẻ đôi ở chóp. Cụm hoa bông dài 13 - 25cm, có lông. Hoa có cuống hoa ngắn 0,3cm. Đài cỡ 1mm, thành chén loe ra, nhẵn hay có lông rải rác. Cánh hoa cỡ 3mm, hình bầu dục tới ngọn giáo, nhọn ở chóp. bầu 1 - 1,5mm, nhẵn, có cuống ngắn cỡ 0,5mm. Quả đậu thẳng hay hơi cong, dài tới 2m, rộng 7 - 15cm, các đốt 6,5 -7,5cm; vỏ quả ngoài hoá gỗ, vỏ quả trong dai, hoá gỗ, dày 2 - 4mm. Hạt hình mắt chim, dẹp, đường kính 3,5 - 4cm, dày cỡ 1cm, có vỏ hạt màu nâu, dày.
Bộ phận dùng
Thân dây và hạt - Caulis et Semen Entadae.
Nơi sống và thu hái
Cây phân bố ở châu Phi, châu á nhiệt đới và châu Đại Dương. Thường gặp trong rừng xanh và rụng lá trên đất có đá hoặc có cát, tới độ cao 1200m. Thu hái dây quanh năm, thường dùng tươi. Hạt lấy ở những quả già.
Thành phần hoá học
Thân cây chứa saponin; hạt chứa hàm lượng saponin cao hơn và còn chứa một glucosid độc.
Tính vị, tác dụng
Thân đập dập ngâm nước, sẽ cho một chất lỏng màu hung có tính chất của xà phòng. Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết. Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thân thường được dùng ngâm trong nước để tắm và gội đầu. Hạt đốt tán bột uống trị tức ứ, làm huyết mạch lưu thông, trục huyết hư, nhưng kỵ thai.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã có những kinh nghiệm sử dụng. Bàm bàm nam phối hợp với các vị thuốc khác.
Thuốc cao trị đau bụng máu, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau ngang thắt lưng, đau bụng dưới. Ké đầu ngựa 1kg, vỏ Quýt 100g, Gừng lùi 5 chỉ, Dây cứt quạ nhỏ lá 1kg, lá Quao 1kg, Cỏ mực 1kg. Thuốc cứu 1/2kg và trái Bàm bàm nam rang vàng tán nhỏ 300g. Trừ bột trái Bàm bàm nam ra, còn mấy vị kia đổ nước nấu sôi châm nước thêm 3 lần, lượt bỏ xài nấu sền sệt thành cao, gia thêm bột trái Bàm bàm nam quậy đều. Mỗi lần uống từ một đến ba muỗng cà phê, ngày hai lần, uống khi bụng đói.
Sản hậu nuốt hơi tức ngực. Rễ Lài dưa sao vàng với rượu 100g, ruột trái Bàm bàm nam đốt cháy đen 100g, hai món hiệp chung tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần uống từ 1 - 2 muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước nóng.
Bài viết cùng chuyên mục
Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống
Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.
Quả nổ ống to: thêm rượu hơ nóng đắp chữa trật gân
Cây thảo có thân vuông, cạnh tròn, có 2 rãnh, có lông thưa, đứng, Lá có phiến thon hẹp, nhọn, gốc hơi tròn, dài 4 đến 5cm, rộng 0,8 đến 1,2cm, có lông; cuống dài 2,5mm
Đa búp đỏ, cây thuốc lợi tiểu
Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi, Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan, Mủ dùng chữa mụn nhọt
Đơn lào, cây thuốc chữa bệnh trĩ
Ở Campuchia, người ta gọi nó là Cây kim bạc, gốc rễ được dùng để chế thuốc chữa bệnh trĩ, rễ cũng được sử dụng trong y học dân gian
Mèn văn: trị bệnh ngoài da
Người ta cũng dùng dầu nhân hạt thay thế dầu hạnh nhân và dùng trong y học cổ truyền. Nhân hạt cũng được sử dụng làm thuốc mỡ bôi trị bệnh ngoài da và gôm của thân dùng trị bệnh ỉa chảy.
Chó đẻ thân xanh: làm thuốc thông tiểu, thông sữa
Thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh sửa huyết và thông kinh trục ứ, dùng ngoài đắp mụn nhọt lở ngứa ngoài da, rắn rết cắn.
Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu
Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.
Dung đắng: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, thường không quá cao, thân cây có vỏ màu xám, lá hình bầu dục hoặc thuôn, mép lá có răng cưa hoặc nguyên, mặt trên lá thường bóng.
Loa kèn trắng: làm mát phổi
Hoa loa kèn trắng, hay còn gọi là bạch huệ, là một loài hoa thuộc họ Loa kèn (Liliaceae). Đây là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ đẹp tinh khôi, hương thơm dịu nhẹ và ý nghĩa sâu sắc.
Hà thủ ô trắng, cây thuốc bổ máu; bổ gan và thận
Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương
Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ
Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.
Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Ô dược Chun: dùng làm thuốc tiêu nhọt
Thường dùng làm thuốc tiêu nhọt, chữa các vết thương do sét đánh, dao chém, đòn ngã ứ đau và chữa phong thấp đau nhức xương, dạ dày và ruột đầy trướng.
Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng
Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.
Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp
Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt
Khồm, thuốc trị trướng bụng
Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang
Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin
Móng bò trắng: hãm uống trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ tới Inđônêxia và Philippin. Ở nước ta, thường thấy trồng ở đồng bằng Hà Nội, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, ít gặp cây mọc hoang.
Nghệ ten đồng: phá huyết hành khí
Ở Inđônêxia, người ta dùng thân rễ sắc cho phụ nữ mới sinh đẻ uống. Còn ở Malaixia củ được dùng trị ho, hen suyễn và dùng ngoài trị gàu và vảy da
Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc
Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho
Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém
Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11
Đuôi công hoa đỏ, cây thuốc chữa ho
Cũng như Đuôi công hoa trắng, dùng làm thuốc chữa ho, chữa hắc lào, tê thấp, bệnh liệt, khó tiêu, trướng bụng
Bạch đàn lá liễu, cây thuốc chữa ho
Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm. Cụm hoa tán ở nách lá
Ắc ó
Lá mọc đối, phiến nguyên mỏng, bóng, xanh đậm; cuống 1cm. Hoa ở nách lá, to. màu trắng; dài do 5 lá dài hẹp
Chua ngút dai: dùng trị giun đũa
Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.