- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cách: cây thuốc trị phù do gan
Cách: cây thuốc trị phù do gan
Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cách, Vọng cách, Bông cách - Premna corymbosa (Burm. f.) Rottl. et Willd. (P. integrifolia L.), thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ phân nhánh, có khi mọc leo, thường có gai. Lá rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16cm, rộng 12cm hay hơn, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Hoa nhỏ, nhiều, màu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây. Quả hạch hình trứng, màu đen, rộng cỡ 3 - 4mm, có 4 ô, mỗi ô chứa một hạt.
Bộ phận dùng
Lá, rễ và cành - Folium, Radix et Ramulus Premnae Corymbosae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở đồng bằng và vùng núi để lấy lá làm gia vị ăn gỏi cá. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm. Lá lấy về, rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng mà dùng.
Thành phần hóa học
Toàn cây có mùi rất khó chịu nhưng lá có mùi thơm hơi hắc; còn rễ có vị đắng, nóng có mùi dễ chịu. Nó chứa một tinh dầu thơm và một chất màu màu vàng. Vỏ cây chứa 2 alcaloid là premnin và ganiarin. Premnin có tác dụng giống thần kinh giao cảm; nó làm giảm sức co của tim và làm dãn nở đồng tử.
Tính vị, tác dụng
Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng trị phù do gan, xơ gan và trị lỵ. Còn dùng trị thấp khớp và làm thuốc lợi sữa. Ở Ân Độ, cây được dùng trị đau dây thần kinh; rễ dùng trị di chứng xuất huyết não. Ở Ân Độ và Inđônêxia, người ta còn dùng cây trị bệnh đau gan, đau dạ dày và làm thuốc hạ nhiệt. Lá cách được dùng nhiều ở Ân Độ làm thuốc trị cảm lạnh và sốt, trị đầy hơi và dùng dưới dạng xúp làm thuốc lợi tiêu hoá, gây trung tiện. Ngày dùng 8 - 12g lá, đọt cây; rễ dùng với liều ít hơn.
Đơn thuốc
Chữa lỵ, dùng lá Cách tươi 30g, giã nát, thêm nước sôi để nguội vào khuấy đều, vắt nước, thêm tí đường cho ngọt mà uống. Ngày dùng 30 - 40ml. Trẻ em dùng nửa liều của người lớn. Cũng có thể dùng lá khô với liều 10 - 15g mỗi ngày, sắc uống.
Hậu sản vàng da, dùng lá Cách phối hợp với Nhân trần và Cối xay, liều lượng bằng nhau 12g sắc nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cỏ chét ba: chữa ho gà ho khản tiếng
Dùng trị cảm mạo, trẻ em kinh phong, ho gà, ho khản tiếng, sưng hầu họng, cũng dùng chữa mụn nhọt độc, apxe, rắn và trùng độc cắn, đòn ngã tổn thương
Bìm bìm, thuốc uống trừ giun
Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật
Gõ mật, cây thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá, Quả dùng ăn với trầu, Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ
Màn màn tím, hạ khí tiêu đờm
Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ân Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun
Đậu rồng, cây thuốc bổ xung vitamin
Đậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng, Nhân dân thường trồng Đậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin
Cốc đá: chế thuốc giảm sốt
Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp
Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm
Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa
Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ
Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho
Nghể mềm: lý khí chỉ thống
Đòn ngã tổn thương, Lá Nghể mềm tươi, lá Hẹ đồng lượng, rửa sạch giã ra, thêm một ít rượu gạo, dùng đắp vào vết thương.
Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.
Dứa sợi gai nhỏ, cây thuốc chiết hecogenin
Lá chứa các steroid sapogenin mà chất chính là Hecogenin, Lá cây chứa saponaza có thể chuyển đổi saponin của củ các loài Dioscorea thành diosgenin
Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.
Bứa mọi: trị ỉa chảy
Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích
Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu
Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu
Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu
Lương trắng, trị ban bạch
Dân gian dùng cành lá trị ban bạch, nhức mỏi; cũng dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, môi khô, phổi nóng. Còn dùng giải độc rượu. Thường phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống
Cóc chua: dùng vỏ cây trị lỵ
Nhân hạt dùng làm gia vị, ở Campuchia, người ta cũng thường trồng trong các vườn để lấy quả ăn và lấy lá làm rau
Bàng hôi, cây thuốc gây sổ
Ở Ấn Độ, quả được dùng trị bệnh trĩ, phù, ỉa chảy, phong hủi, giảm mật, đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn nhiều nhân hạt sẽ buồn ngủ
Bách kim, cây thuốc lợi tiểu
Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch
Cà pháo: chữa đau răng, viêm lợi
Quả Cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng
Lúa mạch: giúp tiêu hoá, lợi tiểu
Hạt Lúa mạch ngoài công dùng làm lương thực như gạo tẻ, còn dùng sắc uống làm thuốc điều trị sỏi niệu đạo, trướng bụng đầy hơi.
Chay lá bóng: làm thuốc chữa ho ra máu thổ huyết
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Quả nổ sà: làm thuốc gây nôn
Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles, Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.