Cà: chữa các chứng xuất huyết

2018-04-14 05:10 PM

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cà - Solanum melongena L., thuộc họ Cà - Solanaceae.

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm hay sống dai, có thân hoá gỗ, cao đến 1m. Lá mọc so le, phủ nhiều lông như nhung nhám; phiến lá hình trái xoan hay thuôn, có cuống. Hoa gắn ngoài nách lá; tràng hoa màu tím xanh, tím nhạt, rộng 2 - 2,5cm. Quả mọng hình trứng hay thuôn, màu tím, trắng, vàng, đỏ, có đài đồng trưởng. Hạt hẹp, nhiều. Có nhiều thứ trồng: - var. esculentum Nees. Cà tím hay Cà dái dê, có quả tím, dài hay ngắn; - var. depressum Bail. Cà bát, có quả trắng, dẹp, cao 4 - 6cm, rộng đến 10cm, nạc cứng dòn; - var. serpentinum Bail. Cà rắn, có quả dài hơn 25cm, màu trắng.

Bộ phận dùng

Quả và toàn cây - Fructus et Herba Solani Melongenae, thường gọi là Già.

Nơi sống và thu hái

Cây có nguồn gốc từ Ân Độ, được trồng ở nước ta từ lâu đời. Cà được nhập vào châu Âu từ thế kỷ thứ 15, nay được trồng phổ biến ở các vùng Nam châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Cà tím là một thứ của cà được tạo ra trong quá trình trồng trọt. Toàn cây, thân lá và quả màu tím. Quả hình trụ dài, phần trên phình to hơn. Ở nước ta, Cà tím được trồng từ lâu. Quả Cà tím nhiều nạc, ăn ngon nên được mọi người ưa thích. Thời gian sinh trưởng của Cà tím thông thường là 50-60 ngày. Khi thấy màu sắc quả từ tím đậm sang tím nhạt tức là da của quả chuyển màu, hoặc đài hoa không dính sát vào quả mà cong lên thì có thể thu hoạch quả.

Thành phần hóa học

Quả cà chứa 92% nước, 1,3% protid, 0,2% lipid, 5,5% glucid; có các khoáng chất: 12mg% Mg, 10mg% Ca, 220mg% K, 15-16mg% S, 5mg% Na, 0,5mg0% Fe, 0,20mg% Mn, 0,28mg% Zn, 0,10mg% Cu, khoảng 0,002mg% I; các vitamin: 0,04mg% tiền sinh tố A, 0,04mg% B1, 0,04mg% B2, 0,6mg% PP... Trong cây có trigonellin, (-amino-4-ethyl glyoxalin và cholin. Thuỷ phân dịch nhầy của cây được acid cafeic. Trong vỏ quả, người ta tìm thấy một chất màu glucosidic thuộc nhóm các anthocyan, tạo ra phloroglucinol, và chắc là acid gallic. Người ta cũng tìm được một ester p -cumaric và delphinidol. Chất đắng có thể là một solanin.

Tính vị, tác dụng

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu. Nó còn làm nhuận tràng, lợi tiểu kích thích gan và tuỵ, làm dịu. Ở Ân Độ, người ta xem lá Cà là có tác dụng gây mê và hạt có tính kích thích.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người ta thường dùng Cà trong các trường hợp thiếu máu, tạng lao (tràng nhạc), táo bón, giảm niệu, tim dễ kích thích. Cũng dùng chữa các chứng xuất huyết (đại tiện ra máu, phụ nữ rong huyết, đái ra máu, lỵ ra máu), chữa sưng tấy. Ta thường dùng cà để ăn, phải dùng quả chín vì khi chưa chín, quả chứa chất độc solanin. Có thể luộc, xào nấu, ... xắt mỏng tẩm bột rán hoặc nấu bung để ăn; cũng có thể muối nén hay muốn mặn ăn dần. Lá cũng được dùng đắp ngoài làm dịu các vết bỏng, áp xe, bệnh nấm, trĩ. Nhân dân còn dùng cà dái dê làm thuốc lợi tiểu và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.

Đơn thuốc

Chữa đại tiện ra máu, phụ nữ rong huyết, dùng quả Cà già màu vàng cả cuống, sao dòn tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước giấm nhạt, ngày uống 3 lần.

Chữa sưng tấy, dùng quả Cà mài với giấm bôi, hay giã nhỏ chưng với rượu đắp.

Chữa đái buốt ra máu, đi lỵ ra máu hay loét ruột chảy máu, dùng rễ và cây Cà khô 40g, sắc uống.

Chân bị nứt nẻ vì giá lạnh, hay mùa hè ngón chân sưng đau, dùng rễ và cây Cà khô nấu nước ngâm rửa.

Miệng lở có nấm, răng sâu sưng đau, trị ra máu, dùng cuống hoặc hoa Cà đốt ra tro, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 8g và dùng bột xát vào chỗ đau.

Bài viết cùng chuyên mục

Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính

Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu

Dứa: cây thuốc nhuận tràng

Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc.

Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày

Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần

Hạ khô thảo, cây thuốc lợi tiểu mát gan

Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, có tác giả cho là nó thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng

Cam đường: điều trị bệnh ghẻ

Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm

Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ

Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng

Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu

Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống

Nho: trị thận hư đau lưng

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.

Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo

Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.

Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu

Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở

Cải rừng tía, làm mát máu

Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở

Hài nhi cúc, cây thuốc trừ thấp nhiệt

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu

Lẻ bạn: thanh nhiệt nhuận phế

Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.

Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản

Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản

Móc bông đơn: nhuận tràng

Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2

Mò mâm xôi: khư phong trừ thấp

Mò mâm xôi, với tên khoa học Clerodendrum philippinum Schauer var. simplex, là một loài thực vật thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như vây trắng, bần trắng và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới ẩm.

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.

Nấm mào gà, dùng trị viêm mắt

Thịt nấm có mùi vị dễ chịu, ăn ngon. Khi nấu, nước có màu vàng như mỡ gà. Được dùng trị viêm mắt, quáng gà, viêm nhiễm đường hô hấp và đường tiêu hoá

Mạc ca: chữa bạch đới khí hư

Loài của Việt Nam, Philippin, cũng chỉ gặp ở Khánh Hoà Nha Trang, Công dụng, Cành lá sắc uống chữa bạch đới, khí hư, cảm sốt.

Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương

Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng

Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết

Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.

Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ

Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.

Ngọc nữ treo: làm thuốc cai đẻ

Loài của Ấn Độ, Mianma, Việt Nam, ở nước ta chỉ gặp ở rừng tre, dọc suối ở độ cao 50 đến 300m ở một số nơi ở miền Đông Nam bộ.

Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược

Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.