Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

2018-04-02 03:15 PM

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bìm bìm cảnh - Ipomoea cairica (L.) Sweet, thuộc họ Khoai lang - Convolvuaceae.

Mô tả

Cây thảo lâu năm, có rễ củ, thân nhỏ, mọc leo dài 3 - 6m. Lá do 5 lá chét, khụng lụng, xẻ sâu đến tận cuống lá. Cụm hoa ít hoa; hoa to, màu tim tím; lá đài gần như nhau; tràng vặn; nhị đính trên ống tràng. Quả nang to 1cm, chứa 4 hạt cao 5 - 6mm.

Cây ra hoa từ tháng 5 tới tháng 12.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Ipomoeae.

Nơi sống và thu hái

Loài cổ nhiệt đới, mọc hoang và cũng được trồng làm hàng rào vì có hoa đẹp. Thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, cắt ngắn từng đoạn, dùng tươi hay phơi khô cất dành.

Thành phần hoá học

Hạt chứa một hợp chất glucosid màu vàng nhạt là muricatin A có tính xổ, dầu béo 11,5%, một chất không xà phòng hoá chứa - sitosterol.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dân gian thường dùng lá đâm rịt trị bệnh đầu voi. Ở Hawai, người ta dùng rễ củ và thân để ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng lá giã ra xoa đắp trên cơ thể người bị ban; hạt được dùng làm thuốc xổ. Ở Trung Quốc, người ta dùng trị: 1. Ho do bệnh về phổi; 2. Giảm niệu, đái ra máu; 3. Phù thũng. Dùng liều 5 - 12g dạng thuốc sắc. Không dùng cho người bị yếu ốm. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, giã cây tươi đắp vào chỗ đau.

Bài viết cùng chuyên mục

Quả nổ lùn: làm thuốc trị bệnh đau ngực

Cây thảo, có thân ngắn, có lông, dài 2 đến 4cm, mang nhiều cặp lá có cuống, xoan ngược hay xoan ngược ngọn giáo, thót hẹp ở gốc, tù hay tròn ở đầu, dài 10 đến 12cm, rộng 3 đến 6cm.

Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu

Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát

Cỏ cò ke: tinh dầu thơm

Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.

Đuôi chồn hoe, cây thuốc trị bệnh về da

Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da

Cà na: bổ và lọc máu

Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh

Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu

Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau

Quyết lưới dày sáng: cây được dùng chữa thận hư

Ở Vân Nam Trung Quốc, thân rễ của cây được dùng chữa thận hư đau răng, thận hư tai điếc, đau lưng, đòn ngã tổn thương, đau đùi, gãy xương

Móng ngựa: cây thuốc

Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.

Liễu: khư phong trừ thấp

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.

Cỏ đắng: làm thuốc trị bò cạp đốt

Lá dùng làm thức ăn gia súc, thường do cây có lẫn hạt vào nên động vật ăn cỏ ít ăn, ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị bò cạp đốt

Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt

Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.

Chìa vôi lông: dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc

Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết, Ở Trung Quốc Hải Nam người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Cách thư lá trắng: trị phong thấp và lao lực

Lá mọc so le, phiến lá thon dài 3-19,5 cm, rộng 1,2-5,5 cm, gốc nhọn, chóp tù. Mặt trên lá khô có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông. Gân phụ 10-15 đôi.

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Nấm bọc, tác dụng thanh phế

Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8

Ngà voi, đắp chữa sưng tấy

Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ. Lá 5 đến 10, trong một mặt phẳng, hěnh trụ nhọn cao 0,3 đến 1,2m, mŕu xanh đậm có rằn ri, có rãnh cạn hay không

Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh

Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân

Muồng hoè, trị các vết bầm máu và trị lỵ

Loài của Á châu nhiệt đới. Thường được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Hoa có tính làm xổ. Lá được dùng trị các vết bầm máu và trị lỵ

Nấm độc xanh đen, tăng cường chức năng thận

Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu

Quao nước: làm thuốc điều kinh

Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.

Nghể núi: vị chua ngon

Thành phần dinh dưỡng của lá và ngọn non trong 100g, nước 84,5g, protid 4g, glucid 4,2g, xơ 3,8g, tro 3,5g, caroten 4,6mg và vitamin C 28,6mg/

Cỏ bươm bướm tràn: làm thuốc nhuận tràng

Thường gặp trong các ruộng vào mùa khô ở các tỉnh Nam Bộ, làm thuốc nhuận tràng, bổ thần kinh

Quạ quạ: cây giống mã tiền

Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng

Chua ngút dai: dùng trị giun đũa

Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.