Muồng trâu, dùng chữa táo bón

2018-03-31 11:47 AM
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Muồng trâu hay Muồng lác - Cassia alata L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỏ cao chừng 1,5m hay hơn, ít phân cành.

Lá lớn có cuống dài 30-40cm, hơi có rìa, mang 8-12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở nách lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt, hình quả trám.

Cây ra hoa kết quả vào mùa đông.

Bộ phận dùng

Lá, cành, hạt, rễ - Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae.

Nơi sống và thu hái

Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất, cao ráo, ấm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào vụ xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi.

Thành phần hóa học

Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Có hàm lượng 0,15-0,20% ở lá, 1,5-2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin; có ílavonoid là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.

Tính vị, tác dụng

Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa.

Công dụng

Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.

Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4 - 8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc.

Bài viết cùng chuyên mục

Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho

Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt

Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu

Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường

Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết

Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.

Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.

Liễu bách, thuốc tán phong

Vị ngọt, cay, tính bình; có tác dụng tán phong, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, trừ đậu sởi

Chua ngút hoa thưa: làm thuốc kinh hoạt huyết trừ thấp bổ thận

Cây bụi mọc leo, cao 3m, nhánh trong một màu có lông nâu, lá xếp hai dây, phiến hẹp, dài 10 dài 25mm lông trừ ở gân, mép có thể có răng, mặt dưới có phiến

Dưa núi, cây thuốc giải nhiệt hạ sốt

Toàn cây có tác dụng bổ chung và trợ tim giải khát, giải nhiệt, hạ sốt. Quả có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá

Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng

Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.

Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ

Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt, Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.

Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà

Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm

Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Mũi mác: thanh nhiệt giải độc

Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Mạ sưa to: dùng làm thuốc đắp

Quả có độc, ở Inđônêxia, các lá thật non và hoa có mùi dễ chịu dùng ăn được, ở Ân Độ, các chồi non và lá cũng được dùng ăn, cây được dùng làm thuốc đắp.

Huỳnh xà: thuốc chữa ban

Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Cần dại: trị phong thấp

Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.

Bài cành, cây thuốc lợi tiểu

Cây phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc trong rừng hơi ẩm, thuộc một số tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Sông Bé

Mướp khía: trị gân cốt tê đau

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ

Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc

Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp

Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.

Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống

Hành biển, cây thuốc trợ tim, lợi tiểu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm

Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc

Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh

Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Quỳnh lam: lá cây làm thuốc trị bệnh phù thũng

Nấu nước lá làm thuốc trị bệnh phù thũng, dùng lá nấu với rượu lấy nước cho vào ống đếm giọt nhỏ vào mắt trị đau mắt.