Ô liu: lợi mật và nhuận tràng

2018-07-28 04:36 PM

Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng, dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ô liu - Olea europaea L., thuộc họ Nhài - Oleaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao tới 10 - 15m, sống hàng trăm năm, phân cành nhiều, sần sùi; vỏ xám. Lá mọc đối, hình trái xoan và ngọn giáo, dài 1,5 - 5cm, mặt lá láng, xanh xám ở mặt trên, trăng trắng ở mặt dưới, mép hơi cuốn lại về phía dưới. Hoa nhỏ, mẫu 4, cánh rời toả tròn, màu trắng xanh, mọc thành chùm. Quả mọng, hình bầu dục dài, dài 20 - 25mm, màu xanh, khi chín có màu đỏ đen đen.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, lá và dầu của vỏ quả - Cortex, Folium et Oleum Pericarpii Oleae Europaeae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở vùng Cận đông; được trồng ở vùng Địa trung hải từ nhiều thế kỷ, những nước trồng nhiều là Tây Ban Nha, ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Tuy ni di, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Pháp... (cuối thế kỷ XIX). Nó cũng được trồng ở một số nước khác ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Achentina... và châu á như Trung Quốc. Ở nước ta có nhập trồng một số cây tại Trung tâm Nha Hố (Phan Rang). Cây có thể trồng trên nhiều loại đất, không chịu được lạnh nhiều nhưng có thể thích nghi với những mùa hè có mưa nhiều ở những nơi khác ngoài vùng Địa Trung Hải.

Người ta thu hái quả khi còn xanh (để làm đồ hộp) hoặc thật chín (để lấy dầu). Dưới lớp vỏ ngoài mỏng là phần vỏ quả giữa nạc và có dầu; hạch cứng có một vỏ quả cứng. Để làm thuốc người ta cũng dùng lá.

Thành phần hoá học

Quả tươi giàu về nước (40 - 45%), glucid (10 - 20%) và nhất là lipid 30% của quả, nghĩa là khoảng 50% của nạc. Ôliu xanh chứa một iridoid đắng gọi là oleuropeoside mà hàm lượng giảm dần khi quả chín lần lần. Dầu giàu chất béo không trung hoà; có lactone, elenolide.

Lá, giàu về tritepen 5 vòng, chứa các ílavonoid và một iridoid có tác dụng điều trị trong y học; hợp chất này là một secoiridoid ester thủy phân thành alcool dihydroxy - 3,4 phenylethylic và thành acid oleuropeic.

Tính vị, tác dụng

Vỏ đắng, chát được dùng thay thế Canhkina. Dầu vỏ quả làm nhầy, dịu và nhuận tràng. Gôm từ thân có tính trị thương.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng. Dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.

Ở Trung Quốc, dầu Ôliu được dùng trị các vết bỏng, có thể làm cao bôi ngoài da.

Lá được sử dụng làm thuốc hãm hay cồn chiết để làm thuốc hạ huyết áp. Ở Ấn Độ, chất nhựa như gôm từ thân cây dùng điều trị các vết thương.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngổ trâu: sử dụng như thuốc điều kinh

Người ta thường thu hái làm rau ăn. Cũng được sử dụng như là thuốc điều kinh.

Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương

Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.

Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng

Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày

Đại hoàng: cây thông đại tiện

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống

Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ

Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản

Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức

Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao

Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng

Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu

Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu

Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.

Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu

Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi

Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi

Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không

Hoa mười giờ, cây thuốc trị đinh nhọt và viêm mủ da

Thường dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, ghẻ ngứa và bỏng, eczema, Giã cây tươi hoặc chiết, dịch cây dùng bôi ngoài

Khảo quang: thuốc chữa tê thấp

Cây mọc rải rác ở rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây leo vùng núi của miền Bắc nước ta, Vỏ đỏ dùng chữa tê thấp, hậu sản, ăn không tiêu, đái vàng và đái mủ trắng.

Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực

Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch

Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí

Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.

Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương

Cây Ổ rồng (Platycerium grande) là một loài dương xỉ đặc biệt với hình dáng độc đáo. Nó được biết đến với khả năng làm cảnh và các ứng dụng trong y học dân gian.

Gối hạc nhọn, cây thuốc chữa phong thấp

Cũng được dùng như Gối hạc chữa phong thấp đau sưng đầu gối, dùng rễ ngâm rượu uống và xoa bóp chỗ đau

Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi

Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.

Lục lạc trắng: trị viêm niệu đạo

Ở Trung Quốc, vỏ và cây được dùng trị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm gan, viêm dạ dày ruột, lỵ, viêm nhánh khí quản, viêm phổi, sốt rét; dùng ngoài trị mụn nhọt độc lở ngứa.

Lõi thọ: trị rắn cắn và bò cạp đốt

Lõi thọ (Gmelina arborea Roxb.) là một loài cây gỗ lớn thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, gỗ cứng, bền, dễ gia công nên được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ.

Mắt gà, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng

Nghệ điểm: chữa rắn cắn

Nghệ điểm, nghệ bột (Polygonum lapathifolium L.) là một loài cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven sông, hồ hoặc các khu vực có độ ẩm cao.

Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm

Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.