- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc
Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc
Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Kinh giới dại, Tuyết kiến thảo, Lệ chi thảo - Salvia plebeia R. Br., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm hay hai năm. Thân dày, mọc đứng, cao 0,15 - 0,90m, có phân nhánh. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình mũi mác, lún phún lông ở cả hai mặt, gân ít lồi, mép khía tròn nhỏ. Cụm hoa ở ngọn gồm 10 vòng, mỗi vòng 4 - 6 hoa không cuống. Lá bắc nhỏ. Hoa nhỏ, đài hình chuông, môi trên ba răng, môi dưới hai răng, Tràng màu tím, thò ra ngoài ít, hình ống, có một vòng lông mịn ở trong phiến hai môi, 2 nhị sinh sản có trung đới kéo dài. Quả bế tư, hơi ráp.
Hoa tháng 3 - 5, quả tháng 6 - 7.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Salviae Plebeiae, ở Trung quốc, người ta gọi nó là Lệ chi thảo (cỏ vải).
Nơi sống và thu hái
Loài của châu Á và châu Đại dương. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, nhất là trong các ruộng hoang, ven đường đi, từ Hà giang, Bắc thái, Hoà bình, Hà nội đến Thừa Thiên - Huế. Thu hái toàn cây vào mùa hè - thu thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng.
Thành phần hoá học
Cây chứa protocatechuic acid, homoplautaginin, nepetrin, eapafolin và hispidulin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu tiêu sưng, cầm máu.
Công dụng
Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp. Ở Trung quốc, người ta dùng trị: 1. Viêm amygdal, viêm miệng; 2. Lao phổi với khái huyết, viêm phế quản; 3. Viêm thận, phù nề; 4. Xuất huyết tử cung, phân đen; 5. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu ác tính. Liều dùng 15 - 30g một ngày, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh viêm mủ da, viêm vú, bệnh trĩ, viêm âm đạo. Giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa. Cũng dùng trị rắn độc cắn.
Ở Ân độ, dùng chữa ỉa chảy, lậu, rong kinh và bệnh trĩ.
Đơn thuốc
Chữa ban xuất huyết giảm tiểu cầu ác tính: Kinh giới dại 30g sắc uống.
Ho lao kèm theo khái huyết: Kinh giới dại 30 g, thịt lợn nạc 60g nấu cùng trong 1/2giờ, chia dùng 2 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Quyển trục thảo: cây thuốc trị đau đầu
Cây dùng làm cỏ chăn nuôi tốt, Ở đảo Phú quý, gần Nha Trang, cây được dùng làm thuốc trị đau đầu; người ta đem sao lên và nấu nước uống mỗi lần một chén
Liễu bách, thuốc tán phong
Vị ngọt, cay, tính bình; có tác dụng tán phong, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, trừ đậu sởi
Mảnh bát: trị bệnh đái đường
Ở Ân Độ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.
Mạn kinh, khư phong tán nhiệt
Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài để trị đau thấp khớp bong gân. Lá nén làm gối đầu dùng trị viêm chảy và đau đầu; lá nghiền bột dùng trị sốt gián cách
Nghể hình sợi: tác dụng tán ứ
Đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau lưng, đau dạ dày, đau bụng kinh, sản hậu đau bụng, phổi nóng ho ra máu, lao hạch và kiết lỵ.
Đại trắng, cây thuốc xổ
Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ
Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt
Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt
Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt
Cách lông vàng: khư phong giảm đau
Cách lông vàng là một loại cây dược liệu quý hiếm, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Cây này có nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, thần kinh.
Giâu gia xoan, cây thực phẩm
Quả chín có mùi rượu, thơm, vị chua, ăn được, Hạt chứa tới 34 phần trăm dầu có thể dùng làm xà phòng. Gỗ tốt dùng làm dụng cụ
Long đởm: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.
Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao
Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu
Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết
Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng
Ông lão Henry: dùng chữa sốt cao và đau hầu họng
Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật, rễ cây có thể thanh nhiệt giải độc, dùng chữa cảm kinh phong cấp, sốt cao và đau hầu họng
Qua lâu trứng: thanh nhiệt giải độc hoạt huyết tán ứ
Gốc ở vùng Ấn Độ, Malaixia, phân bố ở Đông Himalaya, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, bán đảo và quần đảo Malaixia, Java và Sumatra, cây mọc ở rừng thứ sinh
Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm
Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên
Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức
Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.
Mần mây: làm chắc chân răng
Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.
Nghể hoa đầu, tác dụng giải độc
Vị đắng, cay, tính nóng, có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi niệu thông lâm. Có tác giả cho là cây có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu
Lá buông cao, cây thuốc
Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu
Găng tu hú: cây thuốc điều kinh
Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin
Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc
Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.
Mè đất mềm: nhuận phế làm ngừng ho
Ở Trung Quốc cây được dùng trị cảm mạo phát sốt, ho gà, lạc huyết, đau ngực, ho do viêm khí quản, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn lở, viêm tuyến vú, đòn ngã sưng đau.
Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh
Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.