Dung đất, cây thuốc chữa rong kinh

2017-11-04 04:43 PM
Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình, Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dung đất, Du ta, Hàm ếch, Luột - Symplocos racemosa Roxb., thuộc họ Dung - Symplocaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, vỏ nứt sâu. Lá mọc so le, dày, mặt trên xanh đậm, lúc khô vàng vàng, chóp tròn hay có mũi, không lông, dài 9 - 15cm, rộng 3 - 6cm. Chùm đơn ở nách hay ở ngọn, dài 10cm. Hoa trắng hay vàng xanh, thơm, phủ lông len màu hung; cánh hoa 4 - 5mm; nhị nhiều. Quả hạch thuôn dài 1cm, không lông, mang thuỳ dài dựng đứng, màu tía, có thịt không nhiều màu mận. Hạt 1 - 3, thuôn.

Hoa tháng 2 - 12, quả tháng 3 - 5.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, vỏ rễ, lá - Cortex, Cortex Radicis et Folium Symplocoris Racemosae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của lục địa Nam Á, mọc ở rừng thưa, savan cây gỗ, quần hệ thứ sinh trên đất nghèo ở độ cao thấp và tới độ cao 1500m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Quảng Ninh đến các tỉnh vùng Tây Nguyên. Còn phân bố ở Ân Độ, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Thu hái vỏ thân hay vỏ rễ quanh năm, bóc vỏ về phơi hay sấy khô; vỏ mềm, dễ gãy vụn. Lá thu hái quanh năm, mang về phơi hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình. Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit.

Tính vị, tác dụng

Vỏ có vị se hơi thơm, tính mát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hoa rất thơm, rất được ong ưa thích.

Quả ăn được, vỏ được dùng để nhuộm và cả để giữ màu. Vỏ dùng chữa rong kinh, đau bụng, đau ruột, bệnh về mắt, loét. Nước sắc còn dùng để làm thuốc súc miệng chữa lợi răng chảy máu; cũng được dùng để chữa đái ra dưỡng trấp. Lá được dùng làm chè uống cho tiêu cơm; cũng dùng chữa đau bụng và chữa ỉa chảy. Người ta còn dùng nước sắc và xirô lá Dung đất chữa đau dạ dày có tăng toan (Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng đã sử dụng với liều 15 -30g lá khô mỗi ngày cho người lớn, đạt kết quả tốt).

Ở Ân Độ, vỏ cây Dung đất được dùng dưới dạng bột hay thuốc sắc trị đau bụng, các bệnh đau mắt và các vết loét.

Ở Trung Quốc, lá được dùng trị đau mắt nhiệt, rễ dùng trị đòn ngã.

Đơn thuốc

Chữa rong kinh do sự dãn nở của các mô ở tử cung và chữa đái ra máu: Vỏ Dung đất tán bột trộn với đường, với liều 1g, ngày uống 3 lần, liên tục trong 3 - 4 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin, Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà

Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn

Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.

Actiso

Thân cây có lông mềm, có khía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ở gốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màu lục và mặt dưới có lông trắng

Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết

Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng

Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn

Nưa chân vịt: cây thuốc điều hoà kinh nguyệt

Cây mọc ở một số nơi ở miền Nam nước ta tại Kiên Giang Phú Quốc, Hà Tiên và Bà Rịa Vũng Tàu Côn Đảo

Giâu gia: cây thuốc chữa sưng tấy

Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá, Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng, Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.

Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ

Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban

Nấm bọc, tác dụng thanh phế

Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8

Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo

Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.

Lốp bốp, thuốc bổ

Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng

Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Muồng trâu, dùng chữa táo bón

Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở

Bùm bụp bông to, dùng rửa sạch vết thương

Nước sắc lá dùng rửa sạch vết thương và lá hơ nóng dùng làm thuốc đắp vết thương và mụn nhọt

Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ

Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.

Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết

Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.

Đùng đình: cây thuốc lành vết thương

Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.

Báng, cây thuốc bổ

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm

Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn

Đuôi chồn lá tim: cây thuốc diệt giòi

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Lào, người ta dùng lá, hãm lấy nước diệt giòi trong các vại muối mắm cá.

Mận: lợi tiêu hoá

Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương

Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.