Actiso
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên thường gọi
Actisô
Tên khoa học
Cynara scolymus L., thuộc họ cúc – Asteraceae.
Mô tả
Cây thân thảo cao 1-1,2 m. Thân cây có lông mềm, có khía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ở gốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màu lục và mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa ở trên các nhánh, gồm nhiều hoa hình ống và có màu lam tím. Quả nhẵn và dính với nhau thành vòng, dễ tách khi quả chín. Hạt không có nội nhũ. Cây mọc ở vùng Carthage và các vùng Địa trung hải, trồng ở Ý và Pháp. Ở Việt nam, actisô được trồng ở Sapa, Tam Đảo, Nghệ An, Hải Hưng, Lâm Đồng.
Bộ phận dùng và thu hái
Toàn cây (lá, thân, rễ, cụm hoa) – Herba Cynarae Scolymi. Người ta thu hái cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Cụm hoa chứa 3- 3,15% protid; 0,1-0,3% lipid; 11-15,5% đường (cần cho người bị bệnh đái tháo đường), 82% nước, còn có các chất khoáng như mangan, phosphor, sắt, các loại vitamin: 300 (gama) vitamin A; 120 (gama) vitamin B1, 30 (gama) vitamin B2, 10 mg vitamin C. 100g Actisô cung cấp cho cơ thể 50-70 calo. Trong lá cây có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là Cynarin, có công thức C25H24O12. H2O mang hai phân tử acid cafeic và một phân tử acid quinic. Trong lá tươi ngoài Cynarin, có một tannoid, hai heterosid flavonic là cyanosid và một chất khác không tan trong ete gọi là scolymosid. Các hợp chất polyphenol có trong lá non nhiều hơn lá già, ở phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp lá nhiều hơn gốc lá. Từ năm 1956 người ta tổng hợp được Cynarin.
Tính vị, tác dụng
Bông Actisô có tính bổ dưỡng khi đã nấu chín, tăng lực, kích thích, làm ăn ngon, bổ gan (tiết mật), trợ tim, lợi tiểu, chống độc, gây tiết sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ. Actisô được biết từ lâu nhờ tác dụng lợi mật do Cynarin, người ta cũng xác định được hỗn hợp các thành phần khác của Actisô, chủ yếu là acid-acool tạo nên hoạt lực lợi mật của Actisô và còn có những tác dụng khác như giảm cholesterol-huyết, bảo vệ gan, làm tăng sự bài niệu. Ở người, Cynarin có tác dụng loại trừ các acid mật làm giảm cholesterol-huyết và lipoprotein. Cây Actisô còn non có thể dùng luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa bao gồm đế hoa mang các hoa, các lông tơ và các lá bắc có phần gốc mềm màu trắng bao xung quanh. Người ta mang về, chẻ nhỏ theo chiều dọc từ 6-8 miếng, rồi đem hầm với xương, thịt để ăn cả cái và nước. Bông Actisô là loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hoá, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh đái tháo đường.
Cách dùng
Sử dụng Actisô dưới nhiều dạng, có thể dùng tươi hoặc khô hâm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm; còn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm của Actisô: cao Actisô, trà Actisô, Cynaraphytol viên, thuốc ngọt Cynaraphytol, thuốc nước đóng ống Actisamin v.v...
Bài viết cùng chuyên mục
Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi
Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.
Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày
Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.
Húng chanh, thuốc trị cảm cúm, ho hen
Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc
Lan tóc tiên: thuốc thanh nhiệt tiêu viêm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị sốt rét, viêm hầu họng, sưng amygdal, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, đau phong thấp, gẫy xương.
Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống
Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.
Linh lăng: thức ăn giàu protein
Linh lăng, hay cỏ luzerne, là một loại cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho gia súc cũng như trong y học cổ truyền.
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Bìm bìm, thuốc uống trừ giun
Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
Loài của Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Philippin, Tân Ghinê và Việt Nam, Ở nước ta, có gặp ở Quảng Ninh và các tỉnh Tây nguyên
Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà
Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm
Huỳnh xà: thuốc chữa ban
Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cà gai leo, trị cảm cúm
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu
Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực
Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.
Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá
Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.
Lá lụa, thuốc chữa bệnh ngoài da
Ở Ân Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da
Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu
Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.
Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan
Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng
Cọ dầu: dùng để chế dầu ăn
Dầu cọ dùng để chế dầu ăn, chế xà phòng, làm thuốc gội đầu, dầu ăn bổ, giúp tiêu hóa tốt, mỗi lần dùng 15 đến 20ml
Nấm tán da cam: hoạt tính kháng ung thư
Thịt nấm màu trắng, có mùi dễ chịu, thuộc loại nấm ăn ngon nổi tiếng của châu Âu, nấm này được sử dụng ở Trung Quốc, xem như có hoạt tính kháng ung thư.
Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập
Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù
Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm
Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt
Cỏ bướm nhẵn: dùng giã lấy dịch chữa bệnh lậu
Cây mọc dựa ruộng, suối, lùm bụi ở độ cao 400 đến 1900m, gặp ở các tỉnh vùng cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, qua Nghệ An đến tận Lâm Đồng
Cám: cây làm thuốc
Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu