Lức dây, có tác dụng hạ nhiệt

2018-01-04 09:56 AM
Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lức dây, Lức lan, Dây lưỡi, Sài đất giả, Chè rừng - Phyla nodiílora (L.) Greene, thuộc họ Cỏ roi ngựa -Verbenaceae.

Mô tả

Cỏ nhỏ sống dai, mọc bò lan. Thân cành gần như vuông, nhẵn có rễ phụ ở mấu. Lá mọc đối cuống rất ngắn, hình muỗng, có răng ở nửa trên, có lông nằm thưa. Cụm hoa hình bông ở nách lá, đứng, có lá bắc kết lợp. Hoa nhỏ, trắng hay xanh xanh, đài và tràng có hai môi. Quả nang hình trứng, nhẵn, rộng 1,5mm, nằm trong đài, khi khô có màu nâu đen.

Mùa hoa tháng 4-8.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Phylae Nodiílorae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở một số nước như Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, cây được truyền vào và mọc hoang dại ở các bãi hoang, các bãi cỏ ven đường, bờ ruộng từ Bắc vào Nam và một số đảo. Có thể thu hái cây quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Trong cây có một chất đắng, còn có hai chất màu có bản chất glucosid là nodiflorin A và nodiflorin B. Lá chứa 8% tanin, 9% chất béo, còn có rutin, □-sitosterol.

Tính vị, tác dụng

Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau. Người ta cũng nhận thấy nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola.

Công dụng

Thường dùng chữa 1. Cảm sốt; 2. Viêm hạnh nhân cấp (sưng amygdal); 3. Viêm lợi có mủ, đau răng; 4. Ho và ho ra máu; 5. Lỵ; 6. Chấn thương bầm giập. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, zona, eczema mạn tính, bỏng. Giã cây tươi để đắp ngoài. Nhân dân còn dùng cành lá nấu nước uống thay trà, làm thuốc giúp ăn uống dễ tiêu và dùng trong các trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ em. Cũng thường dùng chữa dị ứng (mày đay).

Ở Ân Độ, người ta dùng cây làm thuốc đắp trị mụn nhọt, lá và các chồi non pha nước cho trẻ em uống khi ăn uống không tiêu và cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.

Cây cũng được dùng trong chứng tắc niệu, tắc nghẽn ruột và đau khớp gối.

Đơn thuốc

Viêm hạnh nhân cấp: Lức dây 30-60g, chiết dịch cây dùng uống và ngậm.

Lỵ: Lức dây tươi 120g sắc uống hoặc chiết dịch, thêm đường hoặc thêm mật ong uống.

Viêm lợi có mủ: Lức dây, Rau má, Cỏ xước, Chua me đất hoa vàng, đều dùng tươi, mỗi vị 30g chiết lấy dịch uống.

Mày đay: Dùng 50-100g cây khô sắc uống hàng ngày, hoặc dùng cây tươi giã nhỏ, thêm nước, lọc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt

Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.

Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau

Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ

Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt, Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.

Chó đẻ hoa đỏ: dùng cây trị bệnh ghẻ

Cây thảo cao 0,8m, có vỏ đo đỏ, khía sọc trắng; nhánh xám, mọc so le, dài 25 cm, gồm các lóng dài 3 mm ở phía gốc, với các lá nhỏ và hoa đực

Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.

Hải anh, cây thuốc hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ

Bên bai: chữa huyết áp cao

Lá thuôn, thuôn ngọn giáo, nhọn mũi hay hơi có đuôi và tù ở đầu, nhọn ở gốc, bóng loáng ở mặt trên; cuống dài 1,5cm. Hoa trắng, rất thơm, thành xim ở ngọn dạng ngù.

Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.

Hoàng manh, cây thuốc tiêu viêm

Hoàng manh có vị ngọt và dịu, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm tan máu ứ và nhuận tràng

Gối hạc trắng: cây thuốc chữa tê thấp

Ta cũng thường dùng rễ cây này như rễ Gối hạc chữa tê thấp, rong kinh, đậu sởi, Ở Ân Độ, người ta dùng ngoài làm thuốc giảm đau.

É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu

Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun

Màng tang: tán phong hàn

Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Mướp khía: trị gân cốt tê đau

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn

Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân

Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh

Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh

Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.

Bời lời đắng: đắp lên vết đau

Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán

Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược

Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm

Đậu cờ: cây thuốc bổ khí

Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt

Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu

Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp

Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.

Gõ mật, cây thuốc trị ỉa chảy và lỵ

Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá, Quả dùng ăn với trầu, Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ

Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên

Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi

Đại hoàng: cây thông đại tiện

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.