- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Dướng, cây thuốc bổ thận
Dướng, cây thuốc bổ thận
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Dướng - Broussonetia papyrifera (L.) L’ Hér. ex Vent., thuộc họ Dâu tằm- Moraceae.
Mô tả
Cây to, cao 10 - 16m, cành non có nhiều lông tơ mềm. Lá mọc so le, phiến hình trứng dài 7 - 20cm, rộng 6 - 15cm, có mũi nhọn ngắn, gốc tù hay tròn, mép khía răng hay chia thuỳ không đều; mặt sau có lông dính; 3 - 5 gân gốc nổi rõ; cuống lớn, có lông mềm, lá kèm nhỏ, sớm rụng. Cụm hoa đực ở ngọn cành, dạng bông dài; cụm hoa cái hình đầu, nhiều hoa phủ đầy lông. Quả phức nạc, khi chín rất mềm, màu đỏ.
Hoa tháng 5 - 8.
Bộ phận dùng
Quả- Fructus Broussonetiae, thường gọi là Chử thực tử. Lá, vỏ, cây và nhựa cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh. Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô. Nhựa cây, vỏ rễ và vỏ cây thu quanh năm. Lá thu hái vào mùa hè và thu, dùng tươi hay phơi sấy khô.
Thành phần hoá học
Có glucosid.
Tính vị, tác dụng
Quả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ thận, thanh can, minh mục, lợi niệu. Lá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng. Nhựa cây có tác dụng sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả dùng chữa cảm ho, lưng gối mỏi nhừ, nóng ở trong xương cốt, đầu choáng mắt mờ, mắt có màng mộng, phù thũng trướng nước. Liều dùng 9 - 15g. Lá dùng chữa viêm ruột, lỵ, thổ huyết, nôn ra máu, tử cung xuất huyết, vết thương chảy máu, Cũng dùng nấu nước xông trị cảm. Liều dùng 9 - 15g. Vỏ rễ dùng chữa phù thũng, đau mỏi cơ khớp, dùng 9 - 15g dạng thuốc sắc. Nhựa dùng ngoài trị viêm da thần kinh, nấm tóc, eczema, rắn cắn, sâu bọ đốt. Lá giã vắt nước uống có thể khỏi đổ máu mũi, trị bệnh lỵ. Lên đậu thì dùng lá để đắp làm cho đậu mau mọc. Quả, hạt là loại thuốc cường tráng, lại có công hiệu tiêu sưng phù, mạnh gân xương, sáng mắt, mạnh dạ dày. Vỏ cây có thể lợi tiểu, trị phù thũng, khí đầy. Nhựa của rễ có thể bôi các vết rắn cắn, ong đốt, rết và chó cắn. Cũng dùng chữa hắc lào.
Bài viết cùng chuyên mục
Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun
Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp
Mã đậu linh khác lá, trị thuỷ thũng
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huyết áp
Ngấy đảo Môluyc: chữa bệnh đái dầm
Ở nước ta, cây mọc trong các chỗ trống và trảng nắng, trong vùng cao ở Ba Vì tỉnh Hà Tây và Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Náng: lợi tiểu và điều kinh
Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Bạc thau: cây thuốc chữa bí tiểu
Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc.
Lài sơn, thuốc khư phong trừ thấp
Toàn cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hành huyết khư phong tiêu thũng giảm đau
Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió
Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn
Chùm lé: dùng lá đắp chữa mụn nhọt
Cây mọc dựa biển, dọc sông nước mặn và các vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam nước ta, từ Ninh Thuận đến Minh Hải Bạc Liêu
Đay dại, cây thuốc giải cảm nắng
Ngọn và lá non, vỏ quả, thái nhỏ thường dùng nấu canh ăn cho mát, do nó có tác dụng lợi tiểu, Dân gian cũng dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng
Qua lâu bao lớn: tác dụng làm giảm đau tiêu viêm
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở, còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi, cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu
Quyển bá yếu: có tác dụng giải độc, chống ung thư
Quyển bá yếu vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, chống ung thư (kháng nham), cầm máu, khu phong thoái nhiệt
Ngải đắng, lợi tiêu hóa
Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun và điều kinh. Hoa có tác dụng trị giun và bổ
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc
Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.
Đậu ngự, cây thuốc chữa đau dạ dày
Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương, Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao
Ngải mọi, chữa sốt và thấp khớp
Dân gian dùng cây chữa sốt và thấp khớp và có nơi dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống
Bách hợp: cây thuốc chữa ho
Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.
Quyết lá thông: cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương, nội thương xuất huyết, phong thấp đau nhức, viêm thần kinh toạ, kinh bế
Lâm vô: thuốc trị hen suyễn
Lâm vồ, hay còn gọi là đa bồ đề, là một loài cây thuộc họ Dâu tằm. Cây thường được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh và cũng có một số ứng dụng trong y học dân gian.
Địa liền, cây thuốc trị ăn không tiêu
Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện
Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt
Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.
Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng
Hồi, cây thuốc trị nôn mửa và ỉa chảy
Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí, đau xuyên bụng dưới lên, Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá
Quế Bon: dùng trị cảm lạnh
Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.