Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu

2019-02-21 11:24 AM
Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cỏ luồng, Cỏ seo gà - Pteris ensiformis Burm., thuộc họ Cỏ seo gà - Pteridaceae.

Mô tả

Dương xỉ mọc ở đất cao 30 - 50cm, có thân rễ mọc bò, mang vẩy hẹp, màu hơi nâu. Lá hai dạng, mọc khá sít nhau; lá không sinh sản có cuống dài 10 - 40cm, với phiến dài 8 - 20cm, rộng 4 - 12cm, hình tam giác thon, lá chét tận cùng rất dài và dạng sợi nguyên; lá chét bên 2 - 7 đôi, mọc so le, có cuống ngắn; các lá chét dưới bị cắt đến tận trục lá có cánh thành thùy. Phiến lá sinh sản dài hơn, có lá chét hẹp, hình dải, thường chia ba, đầu chóp khía răng.

Dạng cây với lá dinh dưỡng và lá sinh sản; Một phần đoạn lá dinh dưỡng.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Pteridis.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang khắp ở những chỗ có bóng râm từ bình nguyên đến trung nguyên của nước ta. Còn phân bố ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Úc và Polynêdi. Có thể thu thái cây quanh năm, rửa sạch và phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, mát máu, cầm lỵ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, Cỏ luồng được dùng trị: 1. Viêm ruột, lỵ amíp, viêm gan; 2. Ngoại cảm phát sốt, sưng hầu họng; 3. Viêm đường tiết niệu; 4. Trị chảy máu (xuất huyết).

Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp chữa viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, thấp chẩn. Ở Inđônêxia, người ta dùng lá non ăn như rau gia vị. Ở Malaixia, dịch lá non có vị se dùng súc miệng, rửa lưỡi cho trẻ em bị ốm và dịch rễ dùng đắp hạch tràng nhạc. Dân gian dùng cả cây làm thuốc trị lỵ và sốt rét và làm thuốc lợi tiểu. Lá, thân nấu nước rửa mụn trĩ, giã nát đắp lên các mụn độc bị viêm.

Đơn thuốc

Trị xuất huyết; dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống.

Lỵ trực trùng; dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Mỏ hạc, thuốc cường cân cốt

Liệt quả tách thành 5 phân quả mắc vào ðỉnh vòi nhờ những lưỡi nhỏ hút ẩm. Phân quả nứt dọc mà giải phóng hạt ra ngoài

Kim ngân lá mốc, thuốc chữa viêm đường hô hấp

Ở Trung quốc, người ta thường dùng chữa viêm nhiễm phần trên đường hô hấp, cảm cúm truyền nhiễm, sưng amygdal, viêm tuyến vú cấp tính

Mặt quỷ: chữa đau bụng

Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.

Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi

Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi

Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc

Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.

Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho

Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước

Mãn bụi: trị thổ huyết

Thường dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ, sát trùng đường ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, nhiễm trùng âm đạo. Mầm cây trị sán dây.

Nấm bọc, tác dụng thanh phế

Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8

Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng

Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.

Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống

Kháo vàng bông: thuốc giãn gân

Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.

Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu

Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon

Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng

Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.

Điều đỏ, cây thuốc hạ sốt

Quả đỏ, có khi vàng với những vạch tía mịn, thường chứa 1 hạt, có khi không có hạt, Thịt trắng, xốp, có mùi thơm của hoa hồng nhưng vô vị

Đậu đen thòng: cây thực phẩm

Quả và chồi non được dùng ăn như các loại rau xanh và dùng để chăn nuôi, và làm cây phân xanh.

Mán đỉa trâu, thuốc tác dụng tiêu thũng

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc quả được xem như là có độc, cành lá được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu thũng, khư thấp

Ớt cà: dùng trị phong thấp

Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay

Móc mèo xanh, chữa bệnh mắt vàng

Loài phân bố từ Xri Lanca, Ân Độ tới bán đảo và quần đảo Malaixia. Thường gặp ở những đất không còn rừng, rú bụi thứ sinh, rừng thưa tới độ cao 1200m

Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng

Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu

Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập

Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Mộc nhĩ, dưỡng huyết thông mạch

Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt

Bìm bìm lá nho, làm mát lợi tiểu

Ở Campuchia, người ta dùng thân dây làm thuốc uống trong và rửa ngoài để trị bệnh đậu mùa và sốt rét. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chữa đái són đau và bệnh đường tiết niệu

Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh

Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi

Bứa: tác dụng tiêu viêm

Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.

Ớt làn lá to: sử dụng làm thuốc bổ lợi sữa cầm máu

Nhựa mủ dùng cầm máu đỉa cắn, thân cây được sử dụng làm thuốc bổ, lợi sữa, cầm máu, ngày uống 6 đến 12 g tán bột hoặc nấu cao uống