Hồ đào, cây thuốc tiết tinh, ho lâu

2017-11-15 12:53 PM
Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hồ đào, Óc chó - Juglans regia L., thuộc họ Hồ đào - Juglandaceae.

Mô tả

Cây to, có thể cao tới 30m; vỏ nhẵn và màu tro. Lá dài tới 40cm, kép lông chim lẻ với 5 - 9 lá chét hình trái xoan nguyên, dài 6 - 15cm, rộng 3 - 6, có gân giữa lồi ở mặt dưới. Hoa đơn tính, màu lục nhạt; hoa đực xếp thành đuôi sóc thõng xuống; hoa cái xếp 2 - 5 cái ở cuối các nhánh. Quả hạch to có vỏ ngoài màu lục và nạc, dễ hoá đen khi chà xát, vỏ quả trong hay vỏ của hạch rất cứng, có 2 van bao lấy hạt với 2 lá mầm to, chia thuỳ và nhăn nheo như nếp của óc động vật.

Hoa tháng 5, quả tháng 9 - 10.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Juglandis, thường gọi là Hồ đào nhân. Người ta cũng dùng lá.

Nơi sống và thu hái

Cây có nguồn gốc ở Á, Tiểu Á và thuần hoá từ lâu ở các vùng ôn đới ở Âu châu. Ở nuớc ta cũng có trồng ở Lao Cai (Sapa), Hà Giang (Phó Bảng, Đồng Văn) và Cao Bằng.

Có thể thu hái lá quanh năm, còn quả thu hái vào tháng 9 - 10, đập vỏ hạch lấy nhân.

Thành phần hóa học

Trong nhân có nước 17,59%, protid 11,05%, lipid 41,98%, chất dẫn xuất 26,50%, cellulose 1,30%, tro 1,60%. Nhân hạt chứa dầu mau khô gồm phần lớn là các glycerid của acid linoleic và linolenic. Hạch rất giàu hydroxy-5-tryptamin. Nó cũng giàu đồng và kẽm; còn có K, Mg, S, Fe, Ca và các vitaminA, B, C, P. Dầu hạt óc chó có mùi đặc biệt dễ chịu nhưng dễ bị hôi.

Tính vị, tác dụng

Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận, định suyễn nhuận tràng. Người ta cho là nhân hạt rất bổ dưỡng vì có nhiều protid, có thể chống tràng nhạc, nhuận tràng, trị ỉa chảy, trị giun, dẫn lưu hệ da và bạch huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi, ngày dùng 4 - 12g, phối hợp với các vị thuốc khác.

Ở Trung quốc, hạt Hồ đào dùng chữa thận hư đau lưng, hư hàn ho suyễn, đại tiện khó khăn, đau chân tay.

Ở Âu châu, hạt dùng trị đái đường, ỉa chảy, tràng nhạc, bệnh ngoài da, lao phổi, đái dầm, ký sinh đường ruột. Lá tươi dùng làm thuốc đặc hiệu chữa bệnh thuộc tạng lao, tràng nhạc, các bệnh về da như chốc lở, ghẻ ngứa, phát ban da (dùng dưới dạng nước sắc uống hay nấu nước tắm). Nó cũng có tính giảm áp lực và giảm glucose - huyết nhẹ.

Đơn thuốc

Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái luôn vãi đái, tiết tinh: Hạt óc chó 12g, Ba kích 10g, Nhân quả Ré (Ích trí nhân), Ô dược, Cẩu tích đều 8g, sắc uống.

Chữa bị thương đau nhức: Dùng hạt óc chó giã nhỏ hoà với rượu uống, và giã lá tươi hay vỏ quả đắp rịt ngoài.

Chữa người già hen suyễn và người đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Mức hoa trắng nhỏ: rễ dùng trị lỵ

Ở Campuchia, lá được dùng trong Y học dân gian để trị rối loạn về tuần hoàn. Ở Peam Prus, người ta dùng các lá non chế nước uống trị ỉa chảy.

Chút chít nhăn: làm thuốc uống trong trị thiếu máu

Thường được dùng làm thuốc uống trong trị thiếu máu, ho lao, viêm gan, thấp khớp mạn tính, vàng da, đái đường và bệnh ngoài da, hắc lào, eczema, nấm tóc

Lan kiếm: thuốc lợi tiểu

Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ phổi, trị ho.

Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương

Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương

Linh đồi: trị ho

Cụm hoa xim co khác gốc ở nách lá, Hoa thơm, màu trắng, lục hay vàng cao cỡ 2mm, bầu có ít lông.

Mèn văn: trị bệnh ngoài da

Người ta cũng dùng dầu nhân hạt thay thế dầu hạnh nhân và dùng trong y học cổ truyền. Nhân hạt cũng được sử dụng làm thuốc mỡ bôi trị bệnh ngoài da và gôm của thân dùng trị bệnh ỉa chảy.

Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp

Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp

Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa

Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa

Cỏ lết: cây thuốc trị giun

Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.

Móc diều: trị phong hàn cảm mạo

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.

Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm

Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.

Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm

Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.

Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá

Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương

Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết

Cỏ bươm bướm: dùng trị bệnh tâm thần động kinh

Cây mọc hoang ở vùng núi Tam Đảo, dọc theo đường đi; cũng gặp ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, còn phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á

Mua rừng trắng: thuốc bổ chữa thiếu máu

Dân gian dùng làm thuốc bổ chữa thiếu máu; còn dùng lá sắc uống chữa phụ nữ bí đái. Rễ cây sao vàng sắc đặc uống ngừa thai sản, thường dùng mỗi tuần một chén.

Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ

Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.

Giổi găng: cây thuốc hạ nhiệt

Phân bố: Mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Vỏ cây được thu hái quanh năm, thường lấy từ cây bị chặt hoặc cây già. Sau khi bóc vỏ, đem phơi khô hoặc sấy khô.

Mộc nhĩ trắng, có tác dụng bổ chung

Nên thu hái vào sáng sớm, chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm. Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô

Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt

Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu

Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ

Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu

Chanh ốc: được dùng chữa sâu răng

Người ta lấy ngọn hoa, lá non thái nhỏ, nấu canh ăn có vị ngọt như bột ngọt nên người ta gọi nó là rau mỳ chính

Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại

Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.

Cỏ bạc đầu: dùng trị cảm mạo uống làm cho ra mồ hôi

Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.

Mạ sưa, chữa viêm ruột

Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh