- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Húp lông, Hoa bia - Humulus lupulus L., thuộc họ Gai dầu - Cannabaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm có thân quấn, cao đến 6m. Lá có phiến dài 4 - 8cm, hình tim ở gốc và chia sâu thành 3 - 5 thuỳ, hình trái xoan, nhọn ở đỉnh và có răng ở mép. Cây có hoa khác gốc. Các hoa đực màu vàng lục xếp thành chùm phân nhánh ở nách các lá; các hoa cái tụ họp thành nón 1 - 2cm, xếp thành chùm ở đầu các nhánh; mỗi nón hình trứng gồm nhiều lá bắc dạng lá, màu vàng lợp lên nhau. Ở nách mỗi lá bắc dính hai hoa cái; về sau mỗi hoa sẽ cho ra một quả bế.
Hoa tháng 5 - 8, quả 9 - 10.
Bộ phần dùng
Cụm hoa cái (nón cái) Flos Lupuli, thường gọi là Tị tửu hoa, mà lupulin là bụi nhựa (tức là các tuyến tiết tích trữ dưới lớp cutin của các lông tiết bao ngoài các lá bắc); quả.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang dại ở nhiều nước ôn đới. Ta nhập trồng ở vùng cao (Sơn La, Lâm Đồng). Trồng bằng cành giâm của năm trước, dài 12 - 20cm, đâm rễ nhanh. Khi cây trưởng thành, người ta bỏ bớt các gốc đực để tránh việc tạo thành quả. Để làm thuốc, ta thu hái hoa cái vào cuối mùa hạ, trước khi chín hoàn toàn. Trên các lá bắc có những lông tuyến màu nâu có hoạt tính cao hơn. Phơi khô ở nhiệt độ thấp hơn 60 độ. Mùi thơm sẽ tăng lên khi bảo quản và gợi lên mùi của valerian. Nếu dập các nón hoa này, các lông tuyến tách ra, ta lấy được 10 - 12% lupulin. Đó là một thứ bột màu vàng, dạng hạt, dễ dính với nhau, nhưng không thấm nước. Quan sát dưới kính hiển vi thì đó là những lông tiết dài 150 - 250 micron, có chân ngắn đa bào và đỉnh là một phần rộng dạng chén gồm một dây tế bào có tầng cuticun giãn ra dần do sự tích luỹ nhựa dầu.
Thành phần hóa học
Nón cái của Húp lông chứa allantoinase, 3,5% một tanin riêng biệt là acid humulotannic, trimethylamin, các muối kalium, lupulin. Lupulin chứa 1 - 2% tinh dầu, nhựa, các chất đắng sáp, các base, một alcaloid tinh dầu màu lục hay nâu tuỳ thuộc vào nón hoa tươi hay khô, rất thơm và chứa: 1. Một ether valerianic là valerol khi oxy hoá sẽ cho acid valerianic tạo ra mùi khó chịu của nón hoa khô; 2. Một sesquiterpen là humulen. tương đương với ũ - caryo - phyllen; 3. Một terpen aliphatic là myrcen. Humulen và myrcen chiếm đến 80 - 90% tinh dầu.
Trong lupulin có một chất đắng khi bị tác dụng của các acid sẽ tạo ra lupuliretin có liên quan tới nhựa của Húp lông, và acid lupulinic tạo ra vị đắng của nó. Từ nhựa vô định hình, màu nâu có thể xem như chất cơ bản, người ta đã tách được một chất khá xác định, có vị đắng là humulol và một chất khác không đắng là xanthohumol; nhựa còn chứa các acid béo và 3 este.
Các chất đắng, được gọi là các acid đắng, là humulol và các lupulon. Nhựa còn chứa acid lactaric và những lượng nhỏ sáp, alcol cerylic và acid cerotic.
Trong lupulin có các base có N sau đây: adenin, l - asparagin, acid aspartic, betain, cholin, histidin và hypoxanthin, arginin. Còn có một alcaloid bay hơi, tương đương với conicine và nicotine mà người ta gọi là lupuline.
Tính vị, tác dụng
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ. Người ta còn cho là nó có tính chất gây động dục. Chất lupulin được dùng như thuốc giảm đau và dịu dục, nhưng với liều cao sẽ gây choáng và nôn. Các chất đắng humulon và lupulon có tính chất sát trùng. Đông y xem Húp lông như có vị đắng và thơm, tính bình; có dụng kiện vị, hoá đàm, chỉ khái, an thần.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Húp lông đã được dùng từ lâu làm men bia. Người ta cho vào nước và rắc lên lúa Mạch trước khi lên men, nó sẽ cho mùi thơm và vị đắng của bia. Được dùng làm thuốc chữa ăn uống không tiêu, ăn không ngon, trướng bụng, mất ngủ, lao phổi, viêm màng phổi, sỏi, tràng nhạc, bạch đới, bệnh ngoài da. Dùng ngoài da trị đau thấp khớp, thống phong, áp xe nguội, ung thư. Người ta dùng 30g nón Húp lông cho vào 1 lít nước đun sôi. Hãm trong 10 phút. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một chén, trước các bữa ăn. Có thể dùng các nón hoa nghiền ra, mỗi lần lấy bằng đầu mũi dao, 1 - 3 lần trong ngày. Còn dùng dưới dạng cao nước, dạng viên lupulin (0,25g), dạng cồn thuốc hay cao.
Bài viết cùng chuyên mục
Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp
Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp
Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân
Mái dầm: thuốc trị kiết lỵ
loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính.
Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp
Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.
Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch
Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.
Chỉ thiên giả: dùng làm thuốc chữa cảm gió
Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn, Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ.
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho
Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng
Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng
Cải xanh: rau lợi tiểu
Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp
Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương
Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.
Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng
Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy
Hoa tiên to: cây thuốc tán hàn chỉ khái
Thành phần hóa học, Có tinh dầu, Hoa chứa anthocyanosid, Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính ấm; có tác dụng tán hàn chỉ khái, khu đàm trừ phong.
Điên điển đẹp: cây thuốc trị đau bụng
Chùm hoa thõng, cuống hoa mảnh dài 1,5cm, đài hình chén, có răng thấp; cánh cờ dài 2,5cm, Quả đậu dài đến 40cm, hơi vuông vuông; hạt nhiều, xoan dẹp dẹp.
Hợp hoan thơm, cây thuốc đắp vết thương
Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương, Ở Ân Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố
Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao
Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.
Giác đế, cây thuốc giải độc trừ ban đậu sởi
Rễ có màu đen, thịt màu vàng, nhưng khi ra ngoài không khí lại có màu đen, Dân gian dùng nó làm thuốc giải độc trừ ban trái, đậu sởi
Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai
Mùi chó quả mọng, cây thuốc
Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa
Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy
Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị
Nấm mối: tác dụng ích vị
Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Phượng tiên Trung Quốc: cây được dùng trị lao phổi
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, mặt và hầu họng sưng đau, nhiệt, lỵ, dùng ngoài trị ung sang thũng độc, bỏng lửa, không dùng cho phụ nữ có thai
Bụt mọc, trị thấp khớp
Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu
Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính
Thông đất thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính, liều dùng 20 đến 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác