Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

2017-12-08 03:40 PM
Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khủng khéng  -  Hovenia dulcis Thunb., thuộc họ Táo ta  -  Rhamnaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao tới 10 - 15m. Vỏ cây màu nâu xám, cành non có lông và lỗ bì. Lá mọc so le, phiến lá xoan, nhọn, có răng dài 10 - 15cm, rộng 5 - 9cm, nhẵn hay có lông bột trên các gân ở mặt dưới; cuống lá dài. Hoa màu trắng hay lục nhạt, ở nách lá, thành xim có cuống. Quả hình cầu, gần như khô trên một cuống quả phồng ra, nạc, ngọt, màu đo đỏ. Hạt tròn dẹt, bóng, màu nâu.

Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 10 - 11.

Bộ phận dùng

Hạt  -  Semen Hoveniae, thường gọi là Chỉ củ tử Nơi sống và thu hái: Cây mọc nhiều ở Trung quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở miền núi các tỉnh Cao bằng và Lạng sơn. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Thu hái quả vào tháng 10 - 11, đem về phơi khô, đập lấy hạt dùng.

Thành phần hoá học

Cuống quả chứa đường glucose (11,14%), fructose (4,74%), sucrose (12,39%). Quả chứa các muối kali nitrat, kali malat.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, tính bình, có tác dụng chỉ khát, chỉ ẩu thổ, thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc rượu.

Công dụng

Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản; cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu. Hạt Khúng khéng là thuốc bổ, giải độc, chữa ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, cơ thể gầy yếu, khát nước, khô cổ. Ngày dùng 3 - 5g ngâm rượu uống. Gỗ dùng làm gối kê đầu cho người say rượu và cũng dùng nấu nước cho người say rượu uống để giã rượu.

Bài viết cùng chuyên mục

Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh

Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc

Liễu: khư phong trừ thấp

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.

Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc

Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu

Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản

Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.

Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt

Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.

Đay, cây thuốc tiêu viêm

Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim

Cóc mẩn: hãm uống trị ho

Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi, cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn

Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh

Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc

Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.

Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan

Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng

Đàn hương trắng, cây thuốc chữa đau bụng

Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, nôn ra máu, nấc, ho có nhiều đờm lâu khỏi; chữa phong thấp đau nhức xương

Bông ổi, hạ sốt tiêu độc

Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt

Bời lời đắng: đắp lên vết đau

Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán

Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản

Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm

Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ

Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.

Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương

Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.

Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt

Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm

Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau

Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu

Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.

Chò xanh: làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu

Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng

Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc

Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc

Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm

Hương thảo: thuốc tẩy uế

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.